Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mô hình “Y tế thông minh” sẽ được nhân rộng

Thứ hai, 24/06/2019 - 09:55

(Thanh tra) - Ngành Y tế TP HCM xác định 4 nhóm hoạt động chính hướng đến phục vụ 3 đối tượng là: Người dân, các cơ sở y tế và công tác quản lý Nhà nước của ngành Y tế.

Bác sỹ, điều dưỡng tại BV quận Thủ Đức chính thức không còn sử dụng hồ sơ giấy từ năm 2018. Ảnh: Sở Y tế

Đó là những nội dung được Sở Y tế TP HCM vừa thông báo về lộ trình xây dựng “Y tế thông minh” của ngành Y tế trong Đề án đô thị thông minh của TP.

Mục tiêu chính là người dân thuận lợi hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB); dễ dàng tương tác với ngành Y tế để trao đổi thông tin; giúp người dân tự quản lý được sức khoẻ của mình thông qua cơ sở dữ liệu được kết nối với các cơ sở KCB ban đầu.

Đối với các cơ sở KCB, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ (BS) tiếp cận được các kiến thức khoa học - kỹ thuật mới; giảm thiểu các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn người bệnh; giảm bớt được các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện; BS tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với BS tuyến trên để hội chẩn, tư vấn.

Về mặt quản lý Nhà nước, triển khai hiệu quả công tác điều phối, giám sát, cảnh báo, dự báo đối với hoạt động của các cơ sở KCB và các cơ sở y tế khác; đẩy mạnh cải cách hành chính của ngành Y tế, triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.

Trong đó, việc xây dựng mô hình “Y tế thông minh” của ngành chia làm 4 nhóm: Xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, đồng thời đóng góp cho big data của TP; triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tăng thêm tiện ích cho người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ; triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và công tác quản lý cơ sở góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ tại các bệnh viện và các cơ sở y tế; triển khai các ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính và quản lý Nhà nước của ngành Y tế.

Theo thông tin từ Sở Y tế TP. HCM, Bệnh viện quận Thủ Đức là đơn vị đầu tiên tại TP được Bộ Y tế công nhận cho phép sử dụng bệnh án điện tử, nhiều cơ sở khác cũng đang trong giai đoạn triển khai, xây dựng mô hình này.

Mô hình “Y tế thông minh” là sự nỗ lực toàn ngành Y tế TP, nhằm phấn đấu đến năm 2025, mọi người dân đều thực hiện khám chữa bệnh bằng hồ sơ điện tử.

Đinh Mười

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm