Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hơn 100 người chết mỗi ngày do thuốc lá

Thứ hai, 15/12/2014 - 08:59

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 30 triệu người bị tác động xấu bởi việc hút thuốc lá thụ động. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) cho hay, thiệt hại do thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong tại Việt Nam.

Các chuyên gia y tế nhận định số người hút thuốc lá tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Ảnh: Hoàng Hải. Các chuyên gia y tế nhận định số người hút thuốc lá tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Ảnh: Hoàng Hải.

Theo thống kê của Bệnh viện K, mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 150.000 người mắc mới bệnh ung thư, trong đó 30% số ca mắc mới bệnh này là do thuốc lá gây ra. Bộ Y tế cho biết, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47% và có 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, khói thuốc chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại chất độc hại và các chất gây nghiện đặc biệt là nicotine. Khi bị hít vào phổi thì khói thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm đường hô hấp. 

TS Lương Ngọc Khuê cho biết, khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc.

Ngoài ra, nam giới hút thuốc lá còn bị giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Phụ nữ hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú. Với trẻ em, khói thuốc lá gây còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia y tế nhận định, số người hút thuốc lá tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động, với 15 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang, ung thư khoang miệng.

Bệnh viện K hiện tại có ba cơ sở, mỗi ngày bệnh viện điều trị khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân nội trú và ngoại trú, trong đó tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư do thuốc lá gây ra chiếm tới trên 30% trong số bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện và những người bị bệnh ung thư phổi chiếm nhiều nhất.

Theo ước tính, mỗi ngày tại Việt Nam có hơn 100 người chết vì các bệnh do hút thuốc lá gây ra. Trung bình mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Thống kê của ngành y tế cho thấy, số người tử vong do thuốc lá cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS. Kéo theo đó là những hệ lụy như quá tải bệnh viện, gia tăng lây nhiễm chéo các loại bệnh…

Nếu từ bỏ thuốc lá, cơ thể sẽ không còn tích lũy chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh nêu trên. Nếu bỏ thuốc lá trước tuổi 50, người hút giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Tăng thuế lên 105% sẽ giảm người hút

Ông Lương Ngọc Khuê cho rằng, trước thực trạng đáng báo động kể trên, sự ra đời của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá đã giúp giảm tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. Cùng với đó nhận thức của người hút thuốc cũng được cải thiện rõ rệt nhờ lời cảnh báo tác hại của thuốc lá chiếm 50% diện tích bề mặt bao thuốc.

Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Khuê, Việt Nam rất khó để hoàn thành chỉ tiêu đã đặt ra là giảm tỷ lệ người hút thuốc từ 47,4% xuống 39% vào năm 2020. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là Bộ Tài chính chưa đảm bảo được lộ trình tăng thuế tiêu thụ thuốc lá.

Cụ thể, lộ trình mà Bộ Y tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu cho rằng, thuế tiêu thụ thuốc lá cần tăng từ 63% hiện nay lên 105% vào năm 2018 và 145% vào năm 2020 mới có thể tạo ra sức mạnh để giảm được tỷ lệ người hút thuốc theo chỉ tiêu.

Mức tăng này sẽ khiến giá bán lẻ thuốc lá trung bình trong giai đoạn 2015-2020 tăng khoảng 7%, điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 47,4% xuống 39% vào 2020, trong khi thu ngân sách tăng thêm từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá so với 2014 sẽ đạt 24.000 tỷ vào năm 2018. Còn trong trường hợp không thể tăng thuế ở mức trên thì để giữ sức mua không tăng, nên tăng từ 65 lên 85% vào năm 2015 và 105% vào 2018.

Trong khi đó, Bộ Tài chính thừa nhận thuế tiêu thụ thuốc lá chỉ có thể tăng thêm 5% đến năm 2016. Các năm tiếp theo cũng chỉ tăng dần được 5%. Như vậy, đến năm 2020, thuế tiêu thụ thuốc lá sẽ là 88%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Thêm khó khăn khác trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá là lực lượng thanh tra của Bộ Y tế về công tác này chỉ có 3 người. Hiện, hoạt động thanh tra chủ yếu ở mức nhắc nhở, cảnh báo nên chưa đạt hiệu quả như đề ra.

Theo Thái Hà/TPO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm