Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/11/2017 - 19:27
(Thanh tra) - Ngày 8-9/11, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cùng với Viện Hàn lâm Y học Pháp, Hội Bệnh ngoại lai Pháp, Hội Ung thư Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế về "tiếp cận ngoại khoa ở các nước nhiệt đới và cập nhật về ung thư" tại Hải Phòng.
Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Y Hải Phòng, Chủ tịch Hội nghị. Ảnh: KT
Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Y Hải Phòng, Chủ tịch Hội nghị cùng các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách về sức khoẻ từ nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến tiếp cận ngoại khoa ở các nước nhiệt đới và cập nhật về ung thư.
Dự báo trong 20 năm tới sẽ có khoảng 30 triệu trường hợp mới mắc và 20 triệu người chết do ung thư trên toàn cầu, trong đó 2/3 ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng từ 170.000-180.000 bệnh nhân ung thư mới và 80.000 - 90.000 người chết vì căn bệnh này. Số ca mắc và chết vì ung thư cũng tăng lên từng năm. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước đang phát triển trong khu vực cũng như các quốc gia nhiệt đới khác trên thế giới.
Theo thống kê, hiện nay ước tính ở vùng cận Sahara Châu Phi chỉ có 1 phòng mổ trên 100.000 dân.
Ngay cả ở Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, khoảng 5% dân số không được chăm sóc ngoại khoa đầy đủ.
Mặc dù có sự mất công bằng tiếp cận ngoại khoa giữa các nước như đã nói ở trên, vấn đề tiếp cận với chăm sóc ngoại khoa vẫn là vấn đề bị bỏ rơi của sức khoẻ toàn cầu.
Hiện có hơn 5 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận đầy đủ chăm sóc ngoại khoa kịp thời, giá cả hợp lý và an toàn, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp..
Hàng năm, trên thế giới có hơn 14 triệu người bị ung thư và hơn 8 triệu người chết vì bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 170.000 đến 180.000 trường hợp ung thư mới, dẫn đến hậu quả từ 80.000 đến 90.000 người tử vong. Tại thành phố Hải Phòng, số lượng bệnh nhân ung thư mới ước tính khoảng 4.000 đến 5.000, tuy nhiên, chỉ có 60% đến 70% trong số đó được điều trị tại bệnh viện.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: KT
Việt Nam, có hệ thống y tế được tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã ứng dụng được các kỹ thuật tiên tiến vào ngành Ngoại khoa. Những kỹ thuật phức tạp như cấy ghép và phẫu thuật được các thầy thuốc đang nỗ lực triển khai trợ giúp bằng robot. Người dân đã có cơ hội được chữa trị bởi các chuyên gia y tế.
Hội nghị lần này lần đầu tiên được thảo luận tại Việt Nam bàn về vấn đề tiếp cận ngoại khoa ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Đây là cơ hội để học hỏi lẫn nhau, hợp tác và kết nối với các đồng nghiệp trên khắp thế giới và đặc biệt là từ các nước nhiệt đới.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu: Tôi đánh giá rất cao hội nghị quốc tế với chủ đề "tiếp cận ngoại khoa tại các nước nhiệt đới và cập nhật về ung thư” quốc tế được tổ chức tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng lần này. Ảnh: KT
Tiếp cận ngoại khoa ở nhiều quốc gia nhiệt đới đang là vấn đề lớn khi thiếu thốn về nhân lực và kỹ thuật y tế. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới tại Việt Nam và ít được thầy thuốc, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như nâng cao năng lực sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Đặc biệt trong tình hình mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Hàng năm trên thế giới có hơn 14 triệu người mắc ung thư. Dự báo trong 20 năm tới sẽ có khoảng 30 triệu trường hợp mới mắc và 20 triệu người chết do ung thư trên toàn cầu, trong đó 2/3 ở các nước đang phát triển.
Việt Nam cũng nằm trong nước nhiệt đới, tuy nhiên, khác với nhiều nước đang phát triển khác, người dân nước ta đã nhận được những chăm sóc ngoại khoa tốt với chi phí phù hợp..
Việt Nam là một đất nước có tốc độ phát triển nhanh ở khu vực châu Á, việc cân bằng giữa phát triển bền vững và sức khỏe nhân dân nay là một vấn đề mấu chốt. Việc nâng cao tiếp cận của mọi người dân với các dịch vụ chăm sóc là tầm nhìn chung của mọi cán bộ y tế.
Nâng cao tiếp cận chăm sóc cho các nhóm cộng đồng là một phương án tích cực giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu những chênh lệch sức khỏe giữa các nhóm người, cộng đồng và toàn thể xã hội. Việt Nam đã huy động rất nhiều nguồn lực đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ở nhiều lĩnh vực.
Trong 2 ngày, trao đổi kiến thức, thực hành và các hoạt động tổ chức thực tiễn, hy vọng sẽ trao đổi hiệu quả nhất để học tập lẫn nhau, giúp cải thiện tốt hơn dịch vụ y tế mọi nơi.
Giáo sư Yves Buisson, Chủ tịch Hội Bệnh ngoại lai Pháp phát biểu: Đây là hội nghị quốc tế lần thứ 10 của Hiệp hội Bệnh ngoại lai Pháp tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là sự tiếp nối của sự hợp tác mà tôi rất hy vọng sẽ phát triển và mở rộng trong những năm tới. Chủ đề của hội nghị này là một ví dụ điển hình về những gì có thể quy tụ các chuyên gia y tế từ cả hai nước để thúc đẩy sức khỏe quốc tế trong một lĩnh vực vẫn còn bị bỏ quên trong thế giới.
Kim Thành
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh