Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/09/2017 - 11:18
(Thanh tra)- Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, từ ngày 11 - 17/9, ghi nhận 1.956 trường hợp sốt xuất huyết (SXH) (giảm 369 trường hợp so với tuần trước và giảm 1.613 trường hợp so với tuần cao điểm từ ngày 6 - 13/8). Hầu hết các đơn vị có số ca SXH ghi nhận giảm so với tuần trước.
Đoàn công tác của Sở Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các quận, huyện. Ảnh: Lê Nguyên
Cụ thể, Hoàng Mai (giảm 67); Đống Đa (giảm 54); Thanh Trì (giảm 38); Ứng Hòa (giảm 33); Hai Bà Trưng (giảm 29); Cầu Giấy (giảm 22); Đông Anh (giảm 19); Gia Lâm (giảm 16); Ba Đình (giảm 15); Thanh Oai (giảm 14); Phúc Thọ (giảm 13); Ba Vì (giảm 12); Bắc Từ Liêm (giảm 12); Mỹ Đức (giảm 11); Quốc Oai (giảm 11); Đan Phượng (giảm 10); Hoàn Kiếm (giảm 8); Mê Linh (giảm 7).
Cũng theo ông Hạnh, dịch SXH trên địa bàn TP đã duy trì chiều hướng giảm trong 4 tuần liên tiếp. Đây là kết quả nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch và dập dịch với quyết tâm cao. Tuy nhiên, TP vẫn khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi thấy SXH có dấu hiệu chững lại vì dịch vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Để tiếp tục duy trì kết quả trên và dập tắt dịch bệnh, thời gian qua, Sở Y tế đã tổ chức nhiều đoàn do lãnh đạo sở làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình hình thực tế tại các quận, huyện trong TP về công tác phòng, chống dịch bệnh ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại xã Tiền Phong, huyện Thạch Thất - nơi có 135 bệnh nhân SXH, 7 ổ dịch, trong đó 5 ổ dịch đã ngừng hoạt động; 2 ổ dịch vẫn đang hoạt động ở đội 6, thôn Trát Cầu với 23 bệnh nhân và ổ dịch ở đội 7 cũng tại thôn Trát Cầu với 10 bệnh nhân. Hiện chỉ còn 7 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín.
Xã Tiền Phong đã thành lập 53 đội xung kích diệt bọ gậy, 10 tổ giám sát. Tại các trường học cũng đã thành lập đội xung kích và tổ giám sát riêng thực hiện công tác phòng chống dịch SXH. Kể từ khi bùng phát lại ổ dịch ở đội 6, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch của xã đã thành lập thêm 2 tổ kiểm tra để kiểm tra hoạt động của các đội xung kích và tổ giám sát.
Tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, đã thành lập 40 đội xung kích diệt bọ gậy, 12 tổ giám sát. Các đội xung kích đã thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền và phát hiện, xử lý các ổ bọ gậy tại hộ gia đình, các điểm công cộng trên địa bàn. Trên địa bàn xã đã tổ chức các đợt tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy; triển khai phun thuốc diện rộng diệt muỗi trưởng thành toàn bộ xã với 3.142 hộ gia đình được phun. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến các hộ gia đình, các trường học để tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống dịch SXH. Đài truyền thanh xã cũng chủ động phát tin bài về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và hướng dẫn nhân dân về các biện pháp phòng chống dịch SXH.
Tại huyện Ứng Hòa, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch huyện Ứng Hòa, đến nay, huyện đã thành lập 1.030 đội xung kích diệt bọ gậy gồm 2.800 người, 186 tổ giám sát gồm 385 người tại 29 xã, thị trấn.
Từ ngày 12/8 - 15/9, huyện đã thực hiện 4 đợt ra quân vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Tổng số lượt hộ gia đình được kiểm tra là 281.024 hộ, trong đó, tổng số lượt hộ gia đình có bọ gậy được xử lý là 74.069 hộ với 138.478 dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Tiến hành kiểm tra 496 lượt tại 97 trường học trên địa bàn huyện để thu gom các dụng cụ chứa nước không dùng đến, loại bỏ phế liệu, phế thải. Hiện, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch huyện tiếp tục chỉ đạo các đội xung kích diệt bọ gậy và các tổ giám sát dựa trên danh sách các hộ gia đình đã được phân công phụ trách, đến từng hộ gia đình để kiểm tra, tìm diệt bọ gậy 1 lần/tuần, đảm bảo tất cả các hộ gia đình được kiểm tra và diệt bọ gậy. Đội xung kích cũng đã tuyên truyền, vận động đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện, yêu cầu ký cam kết phòng chống dịch bệnh; nhắc nhở các hộ kinh doanh lốp xe có phương án xử lý các lốp xe ngoài trời, nếu tiếp tục vi phạm sẽ tiến hành lập biên bản và xử phạt theo quy định.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về những nơi có khả năng phát sinh bọ gậy để người dân tự giác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải. Thông tin về tình hình dịch bệnh, sự nguy hiểm của dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe và thực hiện khai báo ngay với trạm y tế các xã, thị trấn khi bị SXH hoặc phát hiện trường hợp mắc, nghi mắc SXH tại địa phương.
Theo ông Hạnh, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch SXH của một số đơn vị cho thấy, công tác xử lý ổ dịch chưa triệt để, chưa đúng quy định, kiểm tra tại khu vực ổ dịch còn nhiều dụng cụ chứa nước có bọ gậy chưa được xử lý. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra của tổ giám sát chưa tốt, không rõ kết quả giám sát, vì vậy, không phát hiện đội xung kích còn bỏ sót ổ bọ gậy. Tổ giám sát không thể hiện được hoạt động kiểm tra giám sát, một số người dân còn thờ ơ với dịch, chính quyền địa phương chưa thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch SXH.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch SXH, TP Hà Nội đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt các chỉ đạo phòng chống dịch SXH của UBND TP. Đồng thời tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch. Các địa phương, cơ quan, trường học đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch như diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường... đặc biệt kết hợp cùng đội xung kích để tăng cường hiệu quả.
TP cũng đã nhập thêm máy phun mù nóng nâng tổng số lên 40 máy, đảm bảo mỗi quận, huyện đều có ít nhất 1 máy để phun tại các trường học, công trường có công nhân, chợ dân sinh, khu vực công cộng. Đồng thời triển khai mạnh mẽ hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong các trường học, tổ chức phát tờ hướng dẫn diệt bọ gậy tại nhà cho học sinh.
Bên cạnh đó, các quận, huyện tiếp tục tập trung phun thuốc trọng điểm tại các ổ dịch đang hoạt động, các khu vực công cộng, chợ, trường học, cần kiểm tra về quá trình phun hóa chất diệt muỗi, chất lượng phun và thời gian phun... có đúng liều lượng và đạt hiệu quả hay không. Đặc biệt, các địa phương cũng cần lưu ý tới môi trường sống của công nhân tại các công trình xây dựng, đây là điểm nhạy cảm và khu trú lớn của dịch bệnh vì vậy cần tập trung phun hóa chất tại khu vực này cũng như đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn