Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Xuân Thống

Thứ tư, 22/12/2021 - 18:14

(Thanh tra)- Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An vừa ban hành công văn hướng dẫn điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn nhằm tổ chức đánh giá và xác định cấp độ dịch đối với từng khu vực theo quy mô cấp xã và dưới cấp xã.

Giám đốc Sở Y tế (bên trái) kiểm tra tại trạm y tế lưu động huyện Qùy Châu. Ảnh: Xuân Thống

Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ: Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị… và các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe,người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)… do cơ quan y tế thực hiện. Riêng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở được tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp. Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

Đối tượng nguy cơ áp dụng cac biện pháp này gồm: Nhóm đối tượng F1, F2 và bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh; người đến/trở về lưu trú, làm việc trên địa bàn tỉnh Nghệ An; người nhập cảnh. Trong đó, đối với các trường hợp đến/trở về từ các khu vực nguy cơ rất cao (cấp độ 4), khu vực nguy cơ cao (cấp độ 3) yêu cầu khai báo y tế bắt buộc  tại trạm y tế xã/phường/thị trấn trước khi trở về nhà, nơi lưu trú.

Đối với người nhập cảnh, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi). Thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh. Khi nhập cảnh Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng PC-COVID để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam (đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng).

Đối với đoàn khách nhập cảnh Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo cấp cao, thực hiện theo đề án đón đoàn. Yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú: Trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, người nhập cảnh phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh hạn chế dừng, đỗ dọc đường; trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường thì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (gồm vợ/chồng, con) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (tiêm miễn phí) trong thời gian thực hiện cách ly (nếu đủ điều kiện).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

(Thanh tra) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng.

Phương Anh

21:56 25/11/2024
Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm