Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 09/08/2024 - 13:12
(Thanh tra)- Cử tri đề nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc mua bán, sản xuất các loại thực phẩm bẩn, độc hại để bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành chức năng. Ảnh minh hoạ: Internet
Bộ Y tế vừa trả kiến nghị của cử tri về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc mua bán, sản xuất các loại thực phẩm bẩn, độc hại để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành chức năng.
“Nhiều vụ vi phạm đã được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; giúp người dân có thêm thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn”, Bộ Y tế nhấn mạnh.
Về xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã từng xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt cao nhất/1 vụ việc lên đến 11 tỷ đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong thời hạn 11 tháng; tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong thời hạn 22 tháng đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm; buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thường xuyên phối hợp với cơ quan công an trong xử lý vụ việc phát hiện sản phẩm chứa chất cấm, hàng giả, có dấu hiệu hình sự.
Thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, Bộ đã chuyển 16 vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm; vụ việc có dấu hiệu nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, sử dụng giấy tờ giả... đến cơ quan công an để xác minh, xử lý.
Theo Bộ Y tế, hiện nay các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm đã cơ bản hoàn thiện. Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm với nhiều cơ chế mới trong quản lý an toàn thực phẩm… phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm cũng đã được quy định đầy đủ, bao gồm các biện pháp xử lý hành chính và hình sự, nhằm đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, cụ thể như sau:
Về xử lý hành chính, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP;
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, quy định hành vi cụ thể, rõ ràng, chỉ quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, phạt nhiều hành vi đối với 01 cơ sở vi phạm, mức xử phạt tăng ở tất cả các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm.
Các quy định này nêu rõ hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt như phạt tiền, đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép, buộc thu hồi và tiêu hủy thực phẩm vi phạm.
Về xử lý hình sự, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trình Quốc hội ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, trong đó có Điều 317 về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Theo đó, quy định xử lý hình sự khi gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 5 người trở lên, khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm cho tội danh này trong trường hợp chết 3 người trở lên hoặc gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên. Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tổ chức Y tế thế giới không xác nhận thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một biện pháp hỗ trợ cai nghiện. Có bằng chứng việc hút thuốc lá điện tử có thể kéo dài tình trạng nghiện nicotine và cản trở việc cai thuốc; việc khuyến khích người hút thuốc chuyển sang thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không giúp bỏ thuốc lá mà gây hại hơn do sử dụng kéo dài.
Phương Anh
11:54 04/11/2024(Thanh tra) - Người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Phương Anh
07:43 03/11/2024Phương Anh
16:57 02/11/2024Nhật Minh
18:00 01/11/2024Phương Anh
17:44 01/11/2024Phương Anh
PV
Khánh Anh
Văn Thanh
Minh Quân
Bùi Bình
Bùi Bình
Bùi Bình
Thái Hải
Trọng Tài
Uyên Uyên
Uyên Uyên