Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/05/2018 - 09:26
(Thanh tra) - "Tôi nghĩ việc đề nghị mức án với bác sĩ Hoàng Công Lương như vậy là không chấp nhận được", PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (ĐBQH tỉnh An Giang) nói và cho biết, nếu tòa tuyên bác sĩ Lương vô tội, ông sẽ lên cảm ơn các cơ quan tư pháp của tỉnh Hòa Bình đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ…
PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (ĐBQH tỉnh An Giang)
Sáng ngày (23/5), Viện Kiểm sát nhân dân TP Hòa Bình đã đưa ra mức án đề nghị đối với bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương từ 30 - 36 tháng tù cho hưởng án treo về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bên hành lang Quốc hội chiều cùng ngày, PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (ĐBQH tỉnh An Giang) cho biết, hiện phiên tòa vẫn đang diễn ra nhưng khi nhận được thông tin về việc Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với bác sĩ Hoàng Công Lương như vậy, cá nhân ông cảm thấy không vui.
"Tôi nghĩ, việc đề nghị mức án với bác sĩ Hoàng Công Lương như vậy là không chấp nhận được. Chúng tôi mong muốn xử đúng người, đúng tội, còn bây giờ không có tội mà vẫn đề nghị mức án tù, kể cả án treo cũng không được", ông Hiếu nêu quan điểm.
Ông Hiếu nhấn mạnh thêm, nếu tòa tuyên bác sĩ Lương vô tội, ông sẽ lên cảm ơn các cơ quan tư pháp của tỉnh Hòa Bình đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
+ Với tư cách ĐBQH, đồng thời, cũng là người trong ngành Y, theo dõi phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương, ông thấy có gì bất thường không?
- Bản thân tôi theo dõi rất sát phiên tòa này vì đây là sự kiện quan trọng đối với ngành Y, liên quan đến hàng chục ngàn cán bộ của chúng tôi.
Một điều tôi thấy bất thường trong các phiên xét xử khi nhiều chứng cứ được đưa ra, nhân chứng được mời tới nhưng đều không được tòa chấp nhận.
Ví dụ như nhà chuyên môn, bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh được luật sư Chiến đề nghị triệu tập đến nhưng sau đó Hội đồng Xét xử (HĐXX) cho rằng, sự có mặt của ông Thịnh là không cần thiết, nên không chấp nhận sự có mặt của ông Thịnh tại phiên toà theo như đề nghị của luật sư.
Hay trong phiên xét xử sáng 23/5, các bằng chứng video, clip được luật sư bào chữa cho bác sĩ Lương đề nghị đưa ra nhưng bị tòa ngăn lại.
Về vấn đề này, trong phiên tranh tụng tới đây, tôi mong HĐXX cần lắng nghe, xem xét kỹ càng các bằng chứng được các bên đưa ra để nếu thực sự chính xác sẽ sử dụng và đưa ra phán quyết một cách công minh, khách quan.
+ Ngày 22/5, đại diện Bộ Y tế đã có mặt tại tòa để giải trình về các vấn đề liên quan đến vụ việc, ông thấy sao đối với sự xuất hiện lần đầu này?
- Tôi thấy đây là hành động rất đúng của Bộ Y tế. Tuy nhiên, khi luật sư hỏi thêm đại diện Bộ Y tế, HĐXX lại không cho được hỏi. Như đã nói, với việc này, tôi thấy ở phiên tranh tụng sắp tới, HĐXX cần cởi mở hơn, bởi trong cải cách tư pháp điều này rất quan trọng.
+ Trong khi bác sĩ Hoàng Công Lương ra tòa thì ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình lại vắng mặt và đi nước ngoài rồi ủy quyền cho luật sư đến tham dự. Ở góc độ cùng làm trong nghề Y, ông suy nghĩ gì về điều này?
- Tôi nghĩ việc ông Trương Quý Dương vắng mặt trong phiên tòa là không thể chấp nhận được. Cho dù ông Dương không có tội và đã bị cách chức nhưng đây là một cán bộ, bác sĩ, bệnh viện mà ông từng quản lý, do đó, phải có trách nhiệm chứ không thể bỏ đi nước ngoài như thế được.
+ Từ vụ việc này, theo ông ngành Y tế cần làm gì?
- Các cơ quan chức năng cũng cần ngồi lại để kiểm tra toàn bộ quy trình của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, bởi trong phiên tòa đã lộ ra nhiều vấn đề mờ ám xoay quanh hợp đồng, việc đưa thêm vào biên bản họp các quyết định, phân công... Những chuyện này, theo tôi, chúng ta không thể bỏ qua được.
+ Xin cảm ơn ông!
Bác sỹ lo cứu chữa sao biết chất lượng nước thế nào? Trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội hôm 22/5, cũng nhắc đến vụ bác sỹ Hoàng Công Lương, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi: Việc xử đúng người đúng tội còn đang chưa rõ ràng, tại sao lại đổ hết tội cho một bác sỹ trực tiếp lo cứu chữa cho bệnh nhân trong khi bác sỹ đó làm sao biết được chất lượng nước này là như nào? Bà Lan đặt câu hỏi: Nếu có tiêu cực trong việc sử dụng nước và những thiết bị đó thì ai là người hưởng lợi? Theo bà, không thể là bác sỹ điều trị dưới khoa mà ở các cấp lãnh đạo, cấp khoa, cấp bệnh viện, giám đốc công ty trang thiết bị. “Chúng ta thiếu hệ thống pháp lý bảo vệ các bác sỹ. Việc này các nước khác đã làm rất nhiều rồi vì trong nghề y, bác sỹ khi đối mặt với bệnh nhân chỉ tập trung chữa bệnh nhưng đến khi có sơ sảy sau đó lại không có sự hỗ trợ, bảo vệ của ngành, của những lực lượng bảo vệ pháp luật chuyên nghiệp”, ĐB Lan nói.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền