Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chăm sóc sức khỏe người dân vùng ngập úng

Thứ sáu, 03/08/2018 - 19:21

(Thanh tra) - Sáng ngày 3/8, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ tổ chức hội nghị triển khai khám sức khỏe cho nhân dân 7 thôn ngập úng nặng của 3 xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ nhằm bảo đảm mục tiêu 90% dân số các thôn ngập úng nặng được khám và điều trị các bệnh sau ngập úng.

Tại hội nghị, ThS. Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã nhấn mạnh việc đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi nước rút là việc làm quan trọng. Ảnh: LP

Theo kế hoạch, TTYT huyện sẽ phối hợp với các trạm y tế của 3 xã, Bệnh viện Mắt Hà Đông, Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ tổ chức khám, điều trị và cấp phát thuốc miễn phí cho 8.500 người dân 3 xã bị ngập úng. Các đơn vị sẽ chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, đặc biệt đảm bảo đủ cơ số thuốc để điều trị cho người bệnh.

Dự kiến thời gian tổ chức khám cho nhân dân từ ngày 16/8 đến ngày 20/8 tại các trạm y tế của 3 xã (Tân Tiến 2 ngày, Hoàng Văn Thụ 2 ngày và xã Nam Phương Tiến 3 ngày) sau khi nước đã rút và các địa phương đã được tổng vệ sinh môi trường.

Để giảm việc nhân dân phải chời đợi lâu, các xã sẽ tổ chức khám theo thôn và mời đối tượng theo các giờ trong ngày, mỗi buổi khám không quá 200 người.

Đồng thời, để các buổi khám diễn ra hiệu quả, các xã cần chỉ đạo đài truyền thanh xã tăng cường tuyên truyền, thông báo lịch khám cho nhân dân các thôn bị ngập úng nặng, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo lãnh đạo các thôn viết giấy mời, thông báo đến từng hộ gia đình về thời gian và địa điểm khám; chỉ đạo các trạm y tế xây dựng kế hoạch tổ chức khám, tổ chức sắp xếp quy trình khám hợp lý, khoa học; bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm khám…

Tại hội nghị, đại diện 3 xã bị ngập úng nặng trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã nhất trí theo kế hoạch được đề ra của TTYT huyện.

Các xã cũng đề xuất với UBND huyện Chương Mỹ tăng cường nhân lực hỗ trợ cho các xã về công tác vệ sinh môi trường sau khi nước rút và trong các buổi khám cho nhân dân.

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, ThS. Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao sự chủ động và kế hoạch triển khai công tác khám cho nhân dân các xã ngập úng của TTYT huyện Chương Mỹ. Việc đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi nước rút là việc làm quan trọng.

Do vậy, TTYT huyện cần phối hợp với TTYT Dự phòng Hà Nội, các trạm y tế xã trên địa bàn tổ chức tổng vệ sinh môi trường chung các xã trên địa bàn.

Đặc biệt, đối với các xã ngập úng nặng nước rút đến đâu phải vệ sinh môi trường ngay đến đó, phải phun hóa chất khử khuẩn môi trường, các hộ gia đình bị ngập úng, thau rửa các giếng nước để đảm bảo người dân có nước sạch để sử dụng.

Đối với công tác khám cho bệnh cho nhân dân, các bệnh viện, TTYT, trạm y tế phải đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc thiết yếu, thuốc phải đảm chất lượng để phục vụ người dân.

Các đoàn khám phải đảm bảo đúng quy định về nhân lực, các y bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, đồng thời, cần huy động các nguồn nhân lực khác như đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội… tại địa phương cùng tham gia hướng dẫn, đảm bảo an ninh trật tự… để công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả.

ThS. Nguyễn Văn Dung cũng yêu cầu các đơn vị cần quán triệt đến mỗi cán bộ y tế khi tham gia các đoàn khám phải thể hiện được tinh thần trách nhiệm và thái độ ân cần, đúng mực trong quá trình tiếp xúc, phục vụ người dân, đảm bảo cho người dân được phục vụ tốt nhất. Nước rút ở xã nào trước sẽ tổ chức vệ sinh môi trường và khám tại xã đó trước.

Các xã cần tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa đài về kế hoạch khám bệnh cũng như tuyên truyền phòng,chống dịch bệnh cho người dân; phải gửi giấy mời khám đến từng hộ gia đình đảm bảo các hộ gia đình đều biết, nắm được thời gian khám cụ thể để người dân có thể tham gia khám đầy đủ.

Đồng thời, TTYT huyện và các trạm y tế xã cũng phải tổ chức khám bệnh cho người dân các xã lận cận trên địa bàn khi nhân dân có nhu cầu.

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm