Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam

Phương Anh

Thứ bảy, 26/09/2020 - 23:48

(Thanh tra)- Tại Hội thảo Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng chống COVID- 19 do Bộ Y tế tổ chức, các tổ chức quốc tế đánh giá các hoạt động truyền thông của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, sự đa dạng, phong phú, hướng tiếp cận mới mẻ trong nhiều hoạt động phòng chống dịch, thu hút được cộng đồng xã hội hưởng ứng tham gia.

Nhiều hoạt động phòng chống dịch như phát động chụp ảnh, cuộc thi vẽ tranh, phim hoạt hình, hướng dẫn điệu nhảy, âm nhạc, ngôn ngữ ký hiệu, mini game, sách ảnh… đã thu hút được cộng đồng xã hội hưởng ứng tham gia. Ảnh: BYT

Chia sẻ tại hội thảo, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 thông qua sự phối hợp giữa Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đạt được nhiều kết quả nổi bật trong như: Hàng trăm sản phẩm truyền thông, tư liệu truyền thông về khuyến cáo, thông điệp phòng, chống dịch bệnh đã được sản xuất và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hướng đến đối tượng người dân tộc thiểu số và người khiếm thính đã được quan tâm.

Không những thế, các thông điệp truyền thông được làm mới, hình thức đa dạng thông qua các chiến dịch truyền thông.

Các hoạt động truyền thông của tổ chức quốc tế hướng đến các đối tượng đích chuyên biệt khi xác định các nhóm can thiệp, tác động để lan toả thông điệp (trẻ em, phụ nữ, giáo viên, già làng, trưởng bản, nhân viên y tế,...).

Bổ khuyết hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh bằng tiếng nước ngoài và lan tỏa thông điệp đến cộng đồng quốc tế.

Để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế thực hiện dự án truyền thông theo từng diễn tiến của dịch tới các cộng đồng khác nhau thông qua Chiến dịch "Lòng tốt dễ lây", Chiến dịch "Không để ai bị bỏ lại phía sau", Chiến dịch "Niềm tin chiến thắng", Chiến dịch 5K.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: BYT

Các hoạt động của chiến dịch đã dành sự quan tâm đến những người ở các vùng khó khăn, ít tiếp cận thông tin hơn như cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, người khiếm thính... thông qua việc sản xuất các sản phẩm truyền thông chuyển ngữ, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, hướng dẫn điệu nhảy Ghen Cô Vy qua ngôn ngữ đồng bào dân tộc và các hoạt động truyền thông tại cộng đồng hướng đến các đối tượng trên.

Trong đó phải kể đến Dự án Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng chống COVID- 19 do Bộ Y tế phối hợp với Save the Children triển khai về công tác truyền thông phòng chống COVID-19 trong thời gian qua.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng cũng cho biết, tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát bước đầu thành công là nhờ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị một cách quyết liệt và đồng bộ ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Trong đó, các tổ chức quốc tế đã tích cực đồng hành cùng Bộ Y tế và các ban ngành địa phương để tổ chức các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi phòng chống dịch bệnh COVID-19 tới các cộng đồng khác nhau, đặc biệt là các cộng đồng ở các vùng khó khăn, ít tiếp cận thông tin hơn như cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật.

“Ý nghĩa của các hoạt động truyền thông do Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế phối hợp thực hiện thời gian qua vì lợi ích cộng đồng nói chung và vì những người dễ bị tổn thương trong xã hội thể hiện tính nhân văn sâu sắc", Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các tổ chức quốc tế đánh giá các hoạt động truyền thông đã đạt được nhiều kết quả tích cực, sự đa dạng, phong phú, hướng tiếp cận mới mẻ trong nhiều hoạt động phòng chống dịch như phát động chụp ảnh, cuộc thi vẽ tranh, phim hoạt hình, hướng dẫn điệu nhảy, âm nhạc, ngôn ngữ ký hiệu, mini game, sách ảnh… đã thu hút được cộng đồng xã hội hưởng ứng tham gia.

Bà Generalia, Abigail, Trưởng nhóm Truyền thông và Gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định câu chuyện thành công của Việt Nam gồm 3 yếu tố chính: Kích hoạt sớm và kịp thời hệ thống ứng phó, trong đó Việt Nam đã đầu tư rất nhiều trong suốt giai đoạn “thời bình”; tầm nhìn và sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính phủ và huy động nhanh chóng các nguồn lực bằng cách tiếp cận toàn xã hội; truyền thông toàn diện và đáng tin cậy.

Bà Nguyễn Thị Việt Lan, Trưởng nhóm Truyền thông của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã gửi lời chúc mừng thành công trong công tác truyền thông của Bộ Y tế, đặc biệt là Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, góp phần quan trọng vào cho nỗ lực phòng chống dịch hiệu quả của cả nước.

Như rất nhiều bài báo của nước ngoài đã nêu rõ: Việt Nam đã có những thông điệp rõ ràng và minh bạch ngay từ đầu, xây dựng các trang web, đường dây nóng để kịp thời cập nhật tình hình và cách thức phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng.

Đặc biệt, cuối tháng 2/2020, Bộ Y tế phát hành MV ca nhạc Ghen Cô Vy về cách thức rửa tay, giữ gìn vệ sinh trong thời gian dịch bệnh và nhanh chóng đạt 48 triệu view (đến nay đạt trên 62 triệu).

Khi dịch bệnh quay trở lại và cuối tháng 7, Bộ Y tế đã kịp thời phát động Chiến dịch Niềm tin chiến thắng, truyền thông các bệnh pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng vượt qua đại dịch, thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Một lần nữa, Bộ Y tế đã huy động nghệ sĩ, KOL, tham gia. Đặc biệt nghệ sĩ hát trong MV chính của Chiến dịch, ca sĩ Hà Lê, được Giải Ca sĩ Ấn tượng VTV Award, vì những đóng góp của anh cho cộng đồng.

Với kết quả thành công trên, UNDP mong muốn được tiếp tục hợp tác với Bộ và các đối tác trong thời gian tới.

Dự án "Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng chống COVID-19” được thực hiện tại 13 xã thuộc 5 tỉnh/thành phố là Sơn La, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị và thành phố Cần Thơ. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 5 tỉnh/thành phố, đặc biệt là dành sự quan tâm cho đồng bào dân tộc nói tiếng Thái, tiếng Bru-Vân Kiều, tiếng Paco, tiếng Khơ-me và tiếng H’Mông và thêm ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính.

Với hơn 400 buổi tập huấn, nói chuyện cộng đồng; phân phối 35,900 poster; hỗ trợ loa truyền thanh, di động...

Tính đến ngày 25/9, kho dữ liệu do Bộ Y tế cùng các tổ chức quốc tế thực hiện hơn 100 Infographics (tiếng Việt, tiếng dân tộc); hơn 50 TvSpot (tiếng Việt, tiếng dân tộc); hơn 10 RadioSpot (tiếng Việt, tiếng dân tộc); 2 MV ca nhạc (Bài hát Ghen Cô Vy version tiếng Anh và ngôn ngữ ký hiệu và bài hát Vững tin Việt Nam).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm