Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Y tế đảm bảo đủ sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm COVID-19 của Hà Nội

Phương Anh

Thứ bảy, 08/08/2020 - 15:23

(Thanh tra)- Sáng ngày 8/8, tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long - quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Bộ Y tế đảm bảo đủ sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm COVID-19 của Hà Nội. Đồng thời, Bộ Y tế ban hành quyết định tạm thời về trộn mẫu xét nghiệm, và rút nhóm chuyên gia về xét nghiệm của Bộ Y tế từ Đà Nẵng về hỗ trợ Hà Nội.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: VT

Hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm PCR ngay trong chiều nay

Tại cuộc họp, quyền Bộ trưởng đánh giá cao những động thái khẩn trương, quyết liệt của Hà Nội trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Quyền Bộ trưởng khẳng định, Trung ương đặt niềm tin lớn vào Hà Nội về kiểm soát dịch bệnh.

"Với Hà Nội, xét nghiệm là điểm mấu chốt quan trọng trong kiểm soát dịch. Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, khoanh vùng, dập tắt ổ dịch" - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.

Ngay khi bắt đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19 giai đoạn này, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế luôn xác định Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao bởi có nhiều người (gần 100.000) trở về từ Đà Nẵng. Rêng từ 15/7 đến nay là hơn 75.000 người.

"Chúng tôi coi Đà Nẵng là vùng dịch, tâm dịch nên những người về từ Đà Nẵng đều có nguy cơ lây nhiễm nhất định" - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay và nhấn mạnh, phải tiến hành thật nhanh việc lấy mẫu, xét nghiệm Realtime (RT-PCR).

Ngay trong chiều 8/8, 4 đơn vị chính sẽ tiến hành xét nghiệm cho khoảng 70.000 người Hà Nội trở về từ Đà Nẵng theo phương pháp rRT-PCR. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai đảm nhiệm 40.000 mẫu; Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mỗi đơn vị 10.000 mẫu.

"Ngay chiều nay, gửi mẫu về cho các cơ quan này" - quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và cho hay, Trung ương sẽ làm rất nhanh nhưng tốc độ lấy mẫu và điều phối mẫu cho các đơn vị thì đề nghị TP Hà Nội giao Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ.

Về xét nghiệm Elisa, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia phát triển được test kit này, có độ đặc hiệu, độ nhạy chính xác rất cao. Trước mắt, việc xét nghiệm rRT-PCR phải làm thật nhanh. Nếu Hà Nội lấy mẫu trong 3 ngày thì Trung ương cũng đảm bảo làm xét nghiệm trong 3 ngày.

“Chúng tôi tiến hành xét nghiệm máu Elisa để biết cơ thể có miễn dịch hay không. Kiến nghị TP lấy mẫu máu cho người đi về từ ngày 7 đến 15/7 khoảng 22.000 mẫu, cái này do Trung ương làm cho TP Hà Nội có thể làm sau một chút nhưng trước mắt xét nghiệm PCR phải làm thật nhanh", quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Giữ bằng được an toàn cho Thủ đô

Tại buổi làm việc, quyền Bộ trưởng yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng với bảo hiểm xã hội, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đều phải thực hiện việc lấy mẫu hoặc xét nghiệm để đảm bảo không có lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Cơ sở nào có khả năng, năng lực xét nghiệm thì tự làm xét nghiệm, nếu không có thì lấy mẫu rồi gửi về cho đơn vị có năng lực. Việc xét nghiệm được thanh toán qua bảo hiểm y tế.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 120 cơ sở xét nghiệm trên toàn quốc, nhưng sắp tới, chúng ta có thể nâng lên có khoảng 2.000 cơ sở đủ khả năng xét nghiệm, sàng lọc bệnh nhân COVID-19.

Về điều trị, theo quyền Bộ trưởng Bộ Y tế sẵn, sàng tiếp nhận điều trị tất cả bệnh nhân cho Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị sẵn 1.000 giường bệnh, gồm 500 giường tại cơ sở 1 và 500 giường ở cơ sở 2 Hà Nam để sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội.

Trong giai đoạn này, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đảm trách nhiệm vụ này. Nếu số lượng bệnh nhân tăng lên thì chúng ta có kịch bản tiếp theo để bảo đảm điều trị. Quan điểm của Trung ương và Bộ Y tế là giữ bằng được an toàn cho Thủ đô.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý TP Hà Nội cần đẩy mạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị con người, các bệnh viện tiến hành xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp đến khám có yếu tố dịch tễ, xét nghiệm cho bệnh nhân ở những khu vực nặng, những nhân viên y tế tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm