Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/03/2017 - 14:21
Có trường hợp trong 8 tháng đi khám, lấy thuốc tới 308 lần bằng bảo hiểm y tế, hay trong 3 tháng đi khám tới 160 lần tại 20 cơ sở khác nhau.
Bà Nguyễn Thị Minh, TGĐ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Sáng nay (1/3), Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 5 để nghe Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cùng các cơ quan có liên quan giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bệnh viện cấp tỉnh xin... xuống hạng cấp huyện
Nhìn chung các ý kiến đồng tình với các báo cáo cho rằng, việc thực hiện lộ trình thông tuyến giúp người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt thuận lợi đối với các trường hợp người lao động khi phải di chuyển công việc từ địa phương này sang địa phương khác hoặc người về hưu thay đổi nơi cư trú.
Bà Nguyễn Thị Minh, TGĐ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam dẫn số liệu thống kê cho thấy, tần suất KCB/thẻ BHYT tại các cơ sở y tế tuyến huyện năm 2016 đã tăng lên gần 20% so với năm 2015. Số lượt bệnh nhân khám thông tuyến giữa các trạm y tế xã cũng tăng 1,6 triệu lượt so với năm 2015. Người bệnh cũng được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ sự cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở KCB để thu hút người bệnh...
Tuy nhiên, việc thực hiện quy định thông tuyến đã ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở KCB tuyến xã, làm ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước là hướng về y tế cơ sở mà còn làm gia tăng chi phí KCB (do tăng số lượt KCB ở tuyến trên, trong khi chi phí tại tuyến xã không giảm), làm lãng phí về nguồn lực của xã hội.
Bên cạnh đó là tăng người đến khám dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều cơ sở KCB tuyến huyện. Việc quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT của các cơ sở KCB có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu gặp khó khăn do không quản lý được số lượng bệnh nhân đi KCB tại cơ sở khác.
TGĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nêu hiện tượng đáng suy nghĩ là một số bệnh viện tuyến tỉnh trong năm 2015 nhưng trong năm 2016 đã “xin” xuống hạng III, tuyến huyện để được áp dụng quy định thông tuyến. Điều này bộc lộ vấn đề không bình thường và rất đáng suy nghĩ.
Bên cạnh đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở KCB, nhất là các cơ sở KCB tư nhân như khuyến mại, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật... tạo nhu cầu khám, chữa bệnh tăng “ảo”, làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Minh, có tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT gia tăng từ phía cơ sở KCB như tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang, thuốc...; người bệnh BHYT đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc.
Số liệu thống kê cho thấy “nhiều trường hợp không bình thường” vì từ tháng 7/2016 đến tháng 2/2017, có trên 1,2 triệu người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh từ 2 lần trở lên mỗi tháng; 3 triệu lượt khám nhiều lần trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng. Thậm chí, có trường hợp đi khám, lấy thuốc đến... 308 lần ở 23 nơi trong 8 tháng (ở TPHCM), 197 lần ở 5 nơi (TPHCM, Bình Dương), hay có người trong quý IV/2016 đi KCB đi khám 160 lần tại 20 cơ sở khác nhau.
"Thông tuyến sớm ngày nào lợi cho dân ngày đó"
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong đề nghị Bộ trưởng Y tế làm rõ hơn những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại hiện nay, nhất là việc đa số tuyến khám cấp xã “ngồi chơi xơi nước”, “đắp chiếu” trong khi tuyến huyện ngày càng quá tải.
Liên quan đến trường hợp bệnh viện tuyến tỉnh lại xin xuống hạng thấp hơn để hưởng thông tuyến, ông Đặng Thuần Phong cho rằng đây là nghịch lý “vô tiền khoáng hậu” và không biết hậu quả sắp tới sẽ thế nào.
Nhấn mạnh lỗi chính ở quản lý chứ không phải do người mua bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết vừa qua rất nhiều ý kiến cử tri hỏi về bảo hiểm y tế và đề nghị đẩy mạnh thông tuyến nhanh nhất, vì quyện lợi của người dân là được khám ở nơi có dịch vụ tốt nhất.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu về các giải pháp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, giải pháp đột phá chính là tăng cường cho y tế cơ sở. Vấn đề này dù được đặt ra trước đây nhưng vẫn chung chung thì hiện nay Bộ đang quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực.
“Có ý kiến đề nghị đẩy mạnh thông tuyến để người dân được tiếp cận với những nơi có dịch vụ tốt nhất. Đây là yêu cầu chính đáng và là điều chúng ta phải trăn trở để hướng đến một ngày dân ta được hưởng như thế” – tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, để thực hiện được cần có lộ trình.
Phát biểu tại phiên làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Thôn tuyến là chủ trương đúng đắn vì quyền lợi của người dân. Lần đầu chúng ta thực hiện nên có không ít khó khăn, thậm chí tiêu cực. Nhưng không vì thế mà làm lùi quyết tâm thông tuyến mà cần phải thông tuyến sớm ngày nào tốt hơn ngày đó cho người dân”.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, không vì thông tin có hiện tượng khám vượt tuyến nhiều, bội chi hơn 5.000 tỷ đồng mà đặt ngược lại vấn đề thông tuyến. Bởi lẽ, các con số đều “biết nói” rằng khi thực hiện thông tuyến, người dân được hưởng lợi. Do đó, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh vấn đề này.
Ngọc Thành/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh