Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/11/2015 - 14:35
(Thanh tra) - Cách đây vừa tròn 70 năm, ngày 20/11/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 56/TC cử ông Lê Trần Đức làm Tổng Thanh tra Tài chính và ngày này hàng năm đã được tập thể cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính và những người làm công tác thanh tra ngành Tài chính lựa chọn làm ngày truyền thống của mình.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai (thứ 5 từ phải sang) tặng hoa chúc mừng thành công Đại hội Đảng Bộ Thanh tra Tài chính nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ảnh: TT
Niềm tự hào sâu sắc
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng chia sẻ: Thấm nhuần lời Huấn thị của Hồ Chủ tịch “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới. Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ là không soi được”, trong suốt 70 năm qua, lớp lớp các thế hệ cán bộ làm công tác Thanh tra tài chính luôn ý thức tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất, đạo đức và bản lĩnh chính trị; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; chủ động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền tài chính cách mạng và sự thành công trong từng giai đoạn của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Kết quả hoạt động trên các mặt công tác trong suốt 70 năm qua (đặc biệt là trong giai đoạn 2010 - 2015), đã nêu bật được những đóng góp không nhỏ của ngành Thanh tra Tài chính.
Từ năm 2010 đến nay, các đơn vị trong ngành Tài chính đã triển khai 310.778 cuộc thanh tra; kiến nghị thu hồi nộp vào ngân sách Nhà nước 73 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 7,5 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 852 vụ việc.
Qua đó, đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1.365 người, trong đó kiểm điểm rút kinh nghiệm 1.154 người, khiển trách 122 người…; kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi nhiều cơ chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác Thanh tra tài chính.
Tỷ lệ thực hiện các kiến nghị của Thanh tra tài chính trong 5 năm trở lại đây đạt trên 85%.
Đoàn công tác Thanh tra Chính phủ làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính. Ảnh: TT
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được quan tâm đặc biệt. Cơ chế một cửa trong việc tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được triển khai thống nhất từ Bộ tới các đơn vị trực thuộc... Hầu hết các vụ việc đều được giải quyết dứt điểm, kịp thời, không để tồn đọng, kéo dài.
Với nhiệm vụ được giao là cơ quan thường trực giúp Bộ trong việc triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong phạm vị cả nước, Thanh tra Bộ đã luôn làm tốt công tác tham mưu giúp Bộ trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động; ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; tổng hợp, kịp thời các báo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như báo cáo ra Chính phủ, Quốc hội.
Việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thanh tra tài chính luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống thanh tra ngành Tài chính... Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động Thanh tra Tài chính đến năm 2010” và Dự án “Tăng cường năng lực tổng thể Thanh tra Tài chính đến năm 2014”, đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Thanh tra Tài chính đã mạnh dạn, chủ động chuyển trọng tâm của hoạt động thanh tra từ việc thanh tra tuân thủ pháp luật là chủ yếu sang thanh tra phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách đang làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế; chủ trì, phối hợp các Cục, Vụ tài chính chuyên ngành thuộc Bộ, tiến hành nhiều cuộc thanh tra lớn tập trung vào những lĩnh vực nóng bỏng, bức xúc trong quản lý kinh tế, tài chính; từ đó có rất nhiều kiến nghị, đề xuất với Bộ, Chính phủ về đổi mới cơ chế trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý về tài chính ngân sách, để lại những dấu ấn rất đáng tự hào.
Việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Thanh tra tài chính luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống thanh tra ngành Tài chính... Ảnh: TT
Mỗi đơn vị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo thành một khối “Thanh tra Tài chính” lớn mạnh trong suốt 70 năm qua, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Văn Vượng, Thanh tra Bộ đã làm tốt công tác tham mưu giúp Bộ hoàn thiện về thể chế và tổ chức bộ máy, quy định chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt hoạt động của Thanh tra Bộ cũng như của các tổ chức thanh tra trong ngành Tài chính; tham mưu về định hướng kế hoạch, thẩm định kế hoạch và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong hệ thống để thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Xây dựng và ban hành hàng loạt quy trình nghiệp vụ thanh tra theo các lĩnh vực; tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho hàng ngàn lượt cán bộ thanh tra trong toàn hệ thống, nhất là đối với thanh tra các Sở Tài chính địa phương.
Hoạt động của Thanh tra ngành Tài chính đã luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách của đất nước và sự chỉ đạo của Bộ, của ngành. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được điều chỉnh linh hoạt và tăng cường hơn các cuộc thanh tra đột xuất, tập trung vào kiểm tra những lĩnh vực nóng, có tính thời sự, và dư luận xã hội quan tâm; đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân sách góp phần quan trọng trong việc tăng thu, tiết kiệm chi, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; chấp hành chính sách giá cả; quản lý và sử dụng nợ công..., phát hiện, đề xuất để hoàn thiện, bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế tài chính và có những đóng gớp đáng kể về ổn định kinh tế vĩ mô cũng như công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Tài chính.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài chính làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính - Vật giá Cu Ba
Tổng cục Thuế đã tiến hành hàng trăm ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế, tập trung chống các hành vi gian lận trong kê khai thuế và nộp thuế gian lận tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thanh tra chống các hoạt động chuyển chống thất thu ngân sách Nhà nước…; đồng thời chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, quy trình thủ tục, quy chế và chức năng nhiệm vụ trong nội bộ ngành thuế, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Tổng cục Hải quan đã tăng cường, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật về Hải quan, pháp luật thuế với hàng chuyển khẩu, chuyển cảng; việc phân loại áp mã số hàng hóa; hàng tạm nhập, tái xuất; hàng ưu đãi đầu tư; việc quản lý nợ thuế; việc quản lý dữ liệu thống kê, dữ liệu giá, quản lý rủi ro...
Kho bạc Nhà nước cũng đã tăng cường thực hiện công tác kiểm soát chi, đảm bảo việc chi đúng, chi đủ, kịp thời; đồng thời cương quyết ngăn chặn, từ chối chi đối với các khoản chi sai, chi không đủ căn cứ pháp lý…
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thường về hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, công ty kiểm toán, các hoạt động giao dịch của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán;
Tổng cục Dự trữ Nhà nước luôn tập trung kiểm tra việc xuất nhập, bảo quản hàng dự trữ quốc gia, quản lý sử dụng hàng dự trữ; kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập kho; tình hình xuất cứu trợ...
Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm đã tập trung thanh các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong việc đảm bảo khả năng thanh toán; khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm; việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; việc chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm và hoạt động đầu tư tài chính...
Riêng Thanh tra Sở Tài chính các tỉnh, TP thì tập trung thanh tra vào các lĩnh vực như: công tác quản lý ngân sách huyện, xã; công tác quản lý vốn đầu tư, xây dựng; công tác quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Ghi nhận những thành tích nổi bật của Thanh tra ngành Tài chính trong gần 70 năm qua, rất nhiều tập thể, cá nhân làm công tác thanh tra Tài chính đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. Thanh tra Bộ Tài chính là đơn vị đầu lá cờ đầu của Thanh tra ngành Tài chính đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì.
Tuấn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ khi thành lập đến nay, trải qua 79 năm, ngành Thanh tra Việt Nam không ngừng phấn đấu vươn lên ngày càng lớn mạnh, trưởng thành để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Thanh tra Việt Nam là rất đáng tự hào. Ngành đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1990), Huân chương Sao Vàng (năm 2010), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2015) và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Phương Hiếu - Ngọc Bích
09:00 20/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Với quyết định này, ban lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hiện nay bao gồm: Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ gồm các ông: Bùi Ngọc Lam, Lê Sỹ Bảy, Dương Quốc Huy, Nguyễn Văn Cường và Lê Tiến Đạt.
Bích Tuệ
17:55 15/11/2024Phương Hiếu
18:11 12/11/2024Hoài Phương
07:00 24/10/2024Hoài Phương
10:00 23/10/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình