Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 3 và 4/2021 vào cùng một kỳ chi trả

Trần Kiên

Thứ tư, 24/02/2021 - 12:43

(Thanh tra) - 13 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Bình Dương, Hưng Yên thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 3 và 4/2021 vào cùng một kỳ chi trả.

Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" BHXH tỉnh Hưng Yên sáng 24/02/2021 (Ảnh: BHXH VN)

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Thông báo số 28/TB- VPCP ngày 17/02/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 23/02/2021, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 396/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH 13 tỉnh, thành phố về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hằng tháng trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN được đầy đủ, kịp thời và đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và BHXH 13 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Bình Dương, Hưng Yên thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 3 và 4/2021 vào cùng một kỳ chi trả.

Thứ hai, BHXH tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện, gồm:

Đề xuất và báo cáo UBND tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19:

Phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tháng 3 và 4/2021 vào cùng một kỳ chi trả; đề xuất các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm chi trả và thời gian chi trả trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng địa bàn tránh tập trung đông người; thực hiện nghiêm yêu cầu 5K (Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế), đảm bảo an toàn cho người hưởng theo đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng các địa bàn đang có dịch và bị phong tỏa, xây dựng phương án tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng.

Chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả, đảm bảo an toàn cho người hưởng; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuyên truyền, thông báo các nội dung thay đổi về phương thức chi trả, thời gian chi trả và địa điểm chi trả để người hưởng biết, thực hiện và yêu cầu người hưởng đến điểm chi trả nhận tiền phải đeo khẩu trang, sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho người hưởng.

Kiểm tra, phối hợp xử lý, giải quyết, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tăng cường, vận động khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Ngoài ra, nhằm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, tại tất cả các điểm chi trả, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam chỉ đạo Bưu điện 13 tỉnh, thành phố nêu trên tổ chức phun khử khuẩn trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; tăng cường thêm nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để tập trung quá số người theo Chỉ thị số 05/CT-TTg, Thông báo số 28/TB-VPCP.

Để đảm bảo an toàn cho người hưởng, nhân viên làm công tác chi trả phải thực hiện nghiêm khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn.

Như vậy, trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, bám sát tình hình và các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã kịp thời đưa ra những chỉ đạo linh hoạt nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành, trong đó việc giải quyết các chế độ BHXH, BHYT kịp thời, phù hợp, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia luôn được Ngành đặt ưu tiên hàng đầu.

Năm 2020, trong trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, nhằm tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, ngành BHXH Việt Nam cũng đã thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi cho người tham gia như: chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tại nhà, chi trả gộp hai tháng trong cùng một kỳ chi trả; cấp thuốc BHYT cho người bị mắc bệnh mãn tính; đảm bảo chi trả kịp thời chế độ trợ cấp thất nghiệp; thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ…/.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn

(Thanh tra) - Đánh giá chung việc thực hiện môi trường không khói thuốc trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết công tác này còn gặp khó khăn do việc mua bán thuốc lá diễn ra khá dễ dàng, phổ biến, các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở cũng như không có thẩm quyền xử phạt…

Phương Anh

20:59 22/11/2024
Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tăng cường thanh tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm

(Thanh tra) -Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn có cơ hội trà trộn vào thị trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phương Anh

20:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm