Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/11/2015 - 06:30
(Thanh tra)- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cam kết chấm dứt tình trạng xe chở quá tải trong năm 2015. Chỉ còn hơn tháng nữa của lộ trình, nhưng diễn biến ở nhóm vận tải này vẫn phức tạp.
Để "dẹp" nạn xe quá tải, quá khổ, Hà Tĩnh đã huy động cả CSCĐ vào cuộc. Ảnh: Vietnamnet
Chi Cục Quản lý đường bộ III.4 (Bộ GTVT) tố Cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum “bảo kê” dẫn đường cho xe vi phạm tránh kiểm tra trọng tải. Chi cục này cũng tố Trạm cân liên ngành (trong đó có lực lượng CSGT Công an Kon Tum) có những dấu hiệu bất minh. Trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng, chi cục này đã nêu dấu hiệu lực lượng chức năng địa phương cố ý cản trở hoạt động kiểm tra của chi cục, dẫn đường cho xe vi phạm qua trạm.
Ngày 10/11, Đội Tuần tra kiểm soát CSGT số 1.48 (Nghệ An) đã xử lý 6 xe chở gỗ quá tải trên tỉnh lộ 48 với mức vi phạm chở vượt 25- 29% tải trọng. Trước đó, ngày 23/10 tại Kỳ Anh - Hà Tĩnh, lực lượng Trạm cân lưu động số 12 đã xử lý 10 xe tải của doanh nghiệp (DN) Đào Vũ tỉnh Bình Định chở quá tải 50- 100%. Điều đáng nói là đoàn xe này đã qua mặt cơ quan chức năng của 5 tỉnh miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. Trước đó 3 xe quá tải của DN Đào Vũ chở bột đá quá tải trọng từ 75-115% qua mặt cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An vào đến đất Hà Tĩnh thì bị bắt. Ngày 5/3, Thanh tra giao thông Nghệ An bắt giữ 11 xe tải chở gỗ Lào vượt tải từ 30- 50%. Ngày 6/2, đoàn 23 xe chở gỗ Lào quá tải từ 40- 49% bị cơ quan chức năng Hà Tĩnh bắt... Tất cả các vụ bắt giữ trên đất Nghệ An và Hà Tĩnh đều được xử lý nghiêm theo Nghị định 171/2013/NĐCP. Mức phạt tiền có những đoàn xe lên tới 300 triệu đồng. Các xe đều phải hạ tải, sau đó mới được lưu thông. Các vụ bắt, xử lý lớn chủ yếu là xe quá tải liên tỉnh và hầu hết bị bắt tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trên 63 tỉnh, thành, có nhiều tuyến đường huyết mạch từ cảng đường thủy về khu công nghiệp, thủ đô, thành phố lớn như tuyến đường Hà Nội- Hải Phòng, Sài Gòn- Vũng Tàu... Xe vận tải liên tỉnh thường chở sắt, thép, xi măng, máy móc nặng, gỗ... đây là những thứ hàng nhỏ về khối lượng nhưng trọng lượng lại lớn. Việc phát hiện, xử lý xe siêu trọng trên các tuyến đường huyết mạch này rất ít, phải chăng họ không vi phạm?
Về giải pháp khắc phục, nhiều công trình nghiên cứu, Đoàn Kiểm tra đường bộ chỉ ra rằng, một trong các tác nhân quan trọng dẫn đến mặt đường xuống cấp, tạo thành rãnh, thành gò là do xe siêu trọng gây nên. Nhận diện “kẻ thù” rõ ràng là thế, nhưng xử phạt theo Nghị định 171 thì chưa đủ sức răn đe, bởi chỉ dừng lại mức phạt tiền. Nhiều nhà làm luật nêu ý kiến: Xử lý xe siêu trọng bằng giải pháp truy cứu trách nhiệm hình sự. Phá hoại đường là phá hoại tài sản quốc gia.
Đồng tình với ý kiến của các nhà làm luật, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ nêu: Nên xem xét xe chở quá tải trọng trên 200% thì xử lý hình sự. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo, phải gắn trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương để quy trách nhiệm. Theo kinh nghiệm các cơ quan chức năng của Nghệ An và Hà Tĩnh thì vai trò của quần chúng nhân dân tố giác dấu hiệu vi phạm là rất quan trọng. Cần phải phát huy trách nhiệm, động viên nhân dân để họ thông báo cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, xử lý xe quá tải qua địa bàn. Có rất nhiều lý do để xe quá tải qua mặt cơ quan chức năng. Một trong những cách mà đoàn xe thường làm là họ tìm được một nhóm hoa tiêu dẫn đường tốt có kinh nghiệm phản ứng nhanh, có quan hệ với các cơ quan chức năng của từng địa phương để nghe ngóng, lẩn tránh hoặc thương lượng... rồi sau đó lệnh cho đoàn xe chạy tốc hành!
Nhiều lái xe tải tuyến liên tỉnh cho rằng, Nghệ Tĩnh là cửa ải, hầu hết các xe tải siêu trường, siêu trọng lăn bánh trên vùng đất này đều phải “rón rén” nghe ngóng. Thiết nghĩ, các địa phương khác nên học cách phát huy vai trò quần chúng như xứ Nghệ để sớm lập lại trật tự cho xe vận tải trên khắp cả nước.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà