Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Vỡ trận” phòng chống dịch tả lợn nghiêm trọng đến mức nào?

Chủ nhật, 16/06/2019 - 09:16

Để vỡ trận dịch tả lợn như bây giờ quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm, nhưng điều hiện hữu đã khiến nhiều hộ chăn nuôi đã trắng tay, vỡ nợ...

Tiêu hủy lợn nhiễm bệnh.

Mặc dù người dân đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch tả lợn theo khuyến cáo và hướng dẫn của Nhà nước nhưng lợn vẫn bị nhiễm bệnh dịch tả lơn Châu Phi.

Hai kịch bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều bị vỡ trận, các tuyến phòng chống kiểm soát dịch đã thất thủ với việc tốc độ lây lan nhanh chóng mặt.Ai chia sẻ mất mát với người chăn nuôi?Trong các thành phần khác trong chuỗi giá trị sản xuất, khi người nông dân phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại dịch tả lợn nhưng doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến…đã chia sẻ gì với người nông dân? Bảo hiểm nông nghiệp ở đâu khi người nông dân chịu thiệt hại lớn?Trước và trong khi xuất hiện dịch tả lợn châu phi tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT luôn khẳng định đã và đang chủ động phòng chống dịch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết đã tổ chức hội nghị ở 4 vùng, đồng thời tổ chức diễn tập tại Lào Cai để nhận dạng, ngăn ngừa cách lan truyền, đồng thời đã ban hành tới 50 văn bản, tất cả các địa phương đều vào cuộc rất tích cực. Nhưng người đứng đầu ngành nông nghiệp này cũng thừa nhận “điều rất đáng tiếc xảy ra ngày 1/2/2019 khi ổ dịch đầu tiên đã xảy ra tại Hưng Yên.“Chúng ta đã tập trung những kịch bản chuẩn bị sẵn ứng phó, hệ thống thú y, hệ thống chính quyền địa phương, nhân dân đã vào cuộc ngay từ đầu. Tuy nhiên, đến giờ phút này, một điều đáng tiếc là bệnh dịch đã lan ra. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn”, Tư lệnh ngành nông nghiệp đau xót nói.Tại Công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành cũng nêu rõ: thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi như: Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho cộng đồng;  Một số địa phương đã có hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn.Hệ thống thú y chưa được kiện toàn, củng cố theo đúng quy định của Luật thú y, chưa chủ động tham mưu có hiệu quả cho chính quyền cơ sở, chưa chủ động giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp về thú y; Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển. Rõ ràng, trên thực tế công tác chống dịch không thể như hô hào trên văn bản giấy. Để vỡ trận dịch tả lợn như bây giờ quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm, nhưng điều hiện hữu đã khiến nhiều hộ chăn nuôi đã trắng tay, vỡ nợ... Đi từ chủ động đến bị động với 2 kịch bản nhưng dịch tả lợn đã lây lan hầu khắp các tỉnh thành phố và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện ngành nông nghiệp địa phương cho rằng kịch bản này còn chung chung, chưa nêu được cụ thể các nguồn lây lan chính dễ phát tán vi rút. Ví dụ như nhiều người dân không biết trong các bao cám, thức ăn chăn nuôi dư thừa vẫn chứa nguồn vi rút mà chỉ đến khi bị dịch thì họ mới “tá hỏa” nhận ra.“Người dân cho rằng việc thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phản ứng chưa nhanh, thiếu các biện pháp mạnh trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi có trách nhiệm rất lớn của Bộ NN&PTNT. Tôi cho rằng ý kiến đó là có lý và Bộ cần phải nghiêm khắc nhìn nhận ra vấn đề này”, Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi của Bộ NN&PTNT vẫn nặng về hành chính, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể mà vẫn còn chung chung, ỷ lại vào các địa phương.Người dân đã hưởng gì chuỗi giá trị?“Gian nan mới biết lòng người”, vậy mà khi nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng từ dịch tả lợn Châu Phi thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn “dửng dưng” chưa có hỗ trợ kịp thời.Chị Từ Thị Hoa ở xóm 16 xã Giao Hải, Giao Thủy, Nam Định đã có kinh nghiệm 15 năm nuôi lợn, than thở, người dân chẳng khác gì làm thuê gián tiếp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.Quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay khoảng 10 tỷ USD với hơn 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng ra thị trường. Khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều nhưng so với nông dân những thiệt hại chưa thấm tháp gì với đa số người nông dân. Mất bao lâu để khôi phục lại đàn lợn. Cùng nằm trong chuỗi sản xuất, nhưng dường như các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lại là đối tượng ngoài cuộc mỗi khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh. Trong khi đó, mỗi khi có dịch bệnh gây hại quy mô lớn, Nhà nước phải sử dụng quỹ dự phòng từ ngân sách hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng với người nông dân. nhưng không phải là giải pháp căn cơ và lâu dài.Còn bảo hiểm nông nghiệp thì sao? Sau 9 năm triển khai thì điểm, không những bảo hiểm nông nghiệp không được nhân rộng mà còn thất bại để rồi mỗi khi có dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, nông dân lại phải gánh chịu hậu quả.Dịch tả lợn Châu Phi tới chuồng trại, người nông dân bất lực nhìn lợn chết và đa phần sẽ trở thành những con nợ của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngân hàng. Hy vọng duy nhất của họ là nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhưng đến nay, sau nhiều tháng trời thì đã có bao nhiêu hộ nhận được khoản tiền hỗ trợ này?Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết, lãnh đạo tỉnh phát sốt lên, vì chưa bao giờ thấy thiệt hại như vậy kể cả mưa bão, thiên tai. Đến nay, số tiền hỗ trợ của tỉnh lên đến 450 tỷ đồng trong khi quỹ dự phòng của tỉnh chỉ có 100 tỷ đồng. Công tác kiểm kê và làm hồ sơ hỗ trợ nông dân có lợn bị dịch được tỉnh triển khai rất chặt chẽ và  càng chặt chẽ thì nông dân cũng phải đợi chờ lâu.“Nam Định yêu cầu công khai tại xóm, công khai tại ủy ban xã, phát thanh trên đài truyền thanh xã, công khai 30 ngày sau đó xã mới lập hồ sơ gửi huyện, huyện thẩm định lập danh sách gửi sở NN. Rồi chúng tôi mới tham mưu cho tỉnh”, bà Nga cho biết. Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân. Việt Nam là nước nông nghiệp với tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đại đa số nhưng lại chưa có Luật Nông nghiệp để điều chính các mối quan hệ liên quan và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Do chưa có Luật Nông nghiệp và người nông dân vẫn phải “tự bơi” trong quá trình sản xuất và điều hiển nhiên là phải gánh chịu hầu hết những thiệt hại khi có dịch bệnh gây hại trong sản xuất.Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân.Ngẫm lại, nếu số tiền hàng nghìn tỷ đồng sớm đưa vào hỗ trợ người dân chủ động hơn phòng chống dịch, thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp phát triển, xây dựng các khung khổ pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, thì có lẽ đã hạn chế được thiệt hại từ các dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi lần này.Ngành chăn nuôi lợn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nông nghiệp. Giá trị ngành nông nghiệp hiện nay vào khoảng 1 triệu tỷ đồng thì riêng chăn nuôi lợn chiếm khoảng 94.000 tỷ đồng tức là gần bằng 10%.Để vỡ trận như bây giờ, tới mức Ban Bí thư phải ra Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện khẩn, quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm nhưng điều hiển hữu trước mắt là dịch bệnh càn quét sẽ khiến nhiều hộ chăn nuôi bị vỡ nợ, tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo sẽ tăng lên trong thời gian tới.Có ai dám chắc sẽ không có những hệ lụy xảy đến với mỗi gia đình, làng xã.Theo Sơn Lâm- Lê Bình/VOV1

Hai kịch bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều bị vỡ trận, các tuyến phòng chống kiểm soát dịch đã thất thủ với việc tốc độ lây lan nhanh chóng mặt.Ai chia sẻ mất mát với người chăn nuôi?Trong các thành phần khác trong chuỗi giá trị sản xuất, khi người nông dân phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại dịch tả lợn nhưng doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến…đã chia sẻ gì với người nông dân? Bảo hiểm nông nghiệp ở đâu khi người nông dân chịu thiệt hại lớn?Trước và trong khi xuất hiện dịch tả lợn châu phi tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT luôn khẳng định đã và đang chủ động phòng chống dịch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết đã tổ chức hội nghị ở 4 vùng, đồng thời tổ chức diễn tập tại Lào Cai để nhận dạng, ngăn ngừa cách lan truyền, đồng thời đã ban hành tới 50 văn bản, tất cả các địa phương đều vào cuộc rất tích cực. Nhưng người đứng đầu ngành nông nghiệp này cũng thừa nhận “điều rất đáng tiếc xảy ra ngày 1/2/2019 khi ổ dịch đầu tiên đã xảy ra tại Hưng Yên.“Chúng ta đã tập trung những kịch bản chuẩn bị sẵn ứng phó, hệ thống thú y, hệ thống chính quyền địa phương, nhân dân đã vào cuộc ngay từ đầu. Tuy nhiên, đến giờ phút này, một điều đáng tiếc là bệnh dịch đã lan ra. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn”, Tư lệnh ngành nông nghiệp đau xót nói.Tại Công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành cũng nêu rõ: thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi như: Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho cộng đồng;  Một số địa phương đã có hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn.Hệ thống thú y chưa được kiện toàn, củng cố theo đúng quy định của Luật thú y, chưa chủ động tham mưu có hiệu quả cho chính quyền cơ sở, chưa chủ động giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp về thú y; Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển. Rõ ràng, trên thực tế công tác chống dịch không thể như hô hào trên văn bản giấy. Để vỡ trận dịch tả lợn như bây giờ quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm, nhưng điều hiện hữu đã khiến nhiều hộ chăn nuôi đã trắng tay, vỡ nợ... Đi từ chủ động đến bị động với 2 kịch bản nhưng dịch tả lợn đã lây lan hầu khắp các tỉnh thành phố và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện ngành nông nghiệp địa phương cho rằng kịch bản này còn chung chung, chưa nêu được cụ thể các nguồn lây lan chính dễ phát tán vi rút. Ví dụ như nhiều người dân không biết trong các bao cám, thức ăn chăn nuôi dư thừa vẫn chứa nguồn vi rút mà chỉ đến khi bị dịch thì họ mới “tá hỏa” nhận ra.“Người dân cho rằng việc thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phản ứng chưa nhanh, thiếu các biện pháp mạnh trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi có trách nhiệm rất lớn của Bộ NN&PTNT. Tôi cho rằng ý kiến đó là có lý và Bộ cần phải nghiêm khắc nhìn nhận ra vấn đề này”, Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi của Bộ NN&PTNT vẫn nặng về hành chính, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể mà vẫn còn chung chung, ỷ lại vào các địa phương.Người dân đã hưởng gì chuỗi giá trị?“Gian nan mới biết lòng người”, vậy mà khi nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng từ dịch tả lợn Châu Phi thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn “dửng dưng” chưa có hỗ trợ kịp thời.Chị Từ Thị Hoa ở xóm 16 xã Giao Hải, Giao Thủy, Nam Định đã có kinh nghiệm 15 năm nuôi lợn, than thở, người dân chẳng khác gì làm thuê gián tiếp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.Quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay khoảng 10 tỷ USD với hơn 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng ra thị trường. Khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều nhưng so với nông dân những thiệt hại chưa thấm tháp gì với đa số người nông dân. Mất bao lâu để khôi phục lại đàn lợn. Cùng nằm trong chuỗi sản xuất, nhưng dường như các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lại là đối tượng ngoài cuộc mỗi khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh. Trong khi đó, mỗi khi có dịch bệnh gây hại quy mô lớn, Nhà nước phải sử dụng quỹ dự phòng từ ngân sách hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng với người nông dân. nhưng không phải là giải pháp căn cơ và lâu dài.Còn bảo hiểm nông nghiệp thì sao? Sau 9 năm triển khai thì điểm, không những bảo hiểm nông nghiệp không được nhân rộng mà còn thất bại để rồi mỗi khi có dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, nông dân lại phải gánh chịu hậu quả.Dịch tả lợn Châu Phi tới chuồng trại, người nông dân bất lực nhìn lợn chết và đa phần sẽ trở thành những con nợ của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngân hàng. Hy vọng duy nhất của họ là nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhưng đến nay, sau nhiều tháng trời thì đã có bao nhiêu hộ nhận được khoản tiền hỗ trợ này?Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết, lãnh đạo tỉnh phát sốt lên, vì chưa bao giờ thấy thiệt hại như vậy kể cả mưa bão, thiên tai. Đến nay, số tiền hỗ trợ của tỉnh lên đến 450 tỷ đồng trong khi quỹ dự phòng của tỉnh chỉ có 100 tỷ đồng. Công tác kiểm kê và làm hồ sơ hỗ trợ nông dân có lợn bị dịch được tỉnh triển khai rất chặt chẽ và  càng chặt chẽ thì nông dân cũng phải đợi chờ lâu.“Nam Định yêu cầu công khai tại xóm, công khai tại ủy ban xã, phát thanh trên đài truyền thanh xã, công khai 30 ngày sau đó xã mới lập hồ sơ gửi huyện, huyện thẩm định lập danh sách gửi sở NN. Rồi chúng tôi mới tham mưu cho tỉnh”, bà Nga cho biết. Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân. Việt Nam là nước nông nghiệp với tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đại đa số nhưng lại chưa có Luật Nông nghiệp để điều chính các mối quan hệ liên quan và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Do chưa có Luật Nông nghiệp và người nông dân vẫn phải “tự bơi” trong quá trình sản xuất và điều hiển nhiên là phải gánh chịu hầu hết những thiệt hại khi có dịch bệnh gây hại trong sản xuất.Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân.Ngẫm lại, nếu số tiền hàng nghìn tỷ đồng sớm đưa vào hỗ trợ người dân chủ động hơn phòng chống dịch, thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp phát triển, xây dựng các khung khổ pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, thì có lẽ đã hạn chế được thiệt hại từ các dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi lần này.Ngành chăn nuôi lợn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nông nghiệp. Giá trị ngành nông nghiệp hiện nay vào khoảng 1 triệu tỷ đồng thì riêng chăn nuôi lợn chiếm khoảng 94.000 tỷ đồng tức là gần bằng 10%.Để vỡ trận như bây giờ, tới mức Ban Bí thư phải ra Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện khẩn, quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm nhưng điều hiển hữu trước mắt là dịch bệnh càn quét sẽ khiến nhiều hộ chăn nuôi bị vỡ nợ, tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo sẽ tăng lên trong thời gian tới.Có ai dám chắc sẽ không có những hệ lụy xảy đến với mỗi gia đình, làng xã.Theo Sơn Lâm- Lê Bình/VOV1

Hai kịch bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều bị vỡ trận, các tuyến phòng chống kiểm soát dịch đã thất thủ với việc tốc độ lây lan nhanh chóng mặt.Ai chia sẻ mất mát với người chăn nuôi?Trong các thành phần khác trong chuỗi giá trị sản xuất, khi người nông dân phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại dịch tả lợn nhưng doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến…đã chia sẻ gì với người nông dân? Bảo hiểm nông nghiệp ở đâu khi người nông dân chịu thiệt hại lớn?Trước và trong khi xuất hiện dịch tả lợn châu phi tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT luôn khẳng định đã và đang chủ động phòng chống dịch. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết đã tổ chức hội nghị ở 4 vùng, đồng thời tổ chức diễn tập tại Lào Cai để nhận dạng, ngăn ngừa cách lan truyền, đồng thời đã ban hành tới 50 văn bản, tất cả các địa phương đều vào cuộc rất tích cực. Nhưng người đứng đầu ngành nông nghiệp này cũng thừa nhận “điều rất đáng tiếc xảy ra ngày 1/2/2019 khi ổ dịch đầu tiên đã xảy ra tại Hưng Yên.“Chúng ta đã tập trung những kịch bản chuẩn bị sẵn ứng phó, hệ thống thú y, hệ thống chính quyền địa phương, nhân dân đã vào cuộc ngay từ đầu. Tuy nhiên, đến giờ phút này, một điều đáng tiếc là bệnh dịch đã lan ra. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn”, Tư lệnh ngành nông nghiệp đau xót nói.Tại Công điện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành cũng nêu rõ: thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi như: Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho cộng đồng;  Một số địa phương đã có hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn.Hệ thống thú y chưa được kiện toàn, củng cố theo đúng quy định của Luật thú y, chưa chủ động tham mưu có hiệu quả cho chính quyền cơ sở, chưa chủ động giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp về thú y; Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển. Rõ ràng, trên thực tế công tác chống dịch không thể như hô hào trên văn bản giấy. Để vỡ trận dịch tả lợn như bây giờ quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm, nhưng điều hiện hữu đã khiến nhiều hộ chăn nuôi đã trắng tay, vỡ nợ... Đi từ chủ động đến bị động với 2 kịch bản nhưng dịch tả lợn đã lây lan hầu khắp các tỉnh thành phố và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện ngành nông nghiệp địa phương cho rằng kịch bản này còn chung chung, chưa nêu được cụ thể các nguồn lây lan chính dễ phát tán vi rút. Ví dụ như nhiều người dân không biết trong các bao cám, thức ăn chăn nuôi dư thừa vẫn chứa nguồn vi rút mà chỉ đến khi bị dịch thì họ mới “tá hỏa” nhận ra.“Người dân cho rằng việc thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời, phản ứng chưa nhanh, thiếu các biện pháp mạnh trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi có trách nhiệm rất lớn của Bộ NN&PTNT. Tôi cho rằng ý kiến đó là có lý và Bộ cần phải nghiêm khắc nhìn nhận ra vấn đề này”, Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi của Bộ NN&PTNT vẫn nặng về hành chính, chưa đưa ra các giải pháp cụ thể mà vẫn còn chung chung, ỷ lại vào các địa phương.Người dân đã hưởng gì chuỗi giá trị?“Gian nan mới biết lòng người”, vậy mà khi nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng từ dịch tả lợn Châu Phi thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y vẫn “dửng dưng” chưa có hỗ trợ kịp thời.Chị Từ Thị Hoa ở xóm 16 xã Giao Hải, Giao Thủy, Nam Định đã có kinh nghiệm 15 năm nuôi lợn, than thở, người dân chẳng khác gì làm thuê gián tiếp cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.Quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay khoảng 10 tỷ USD với hơn 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng ra thị trường. Khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều nhưng so với nông dân những thiệt hại chưa thấm tháp gì với đa số người nông dân. Mất bao lâu để khôi phục lại đàn lợn. Cùng nằm trong chuỗi sản xuất, nhưng dường như các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lại là đối tượng ngoài cuộc mỗi khi ngành chăn nuôi có dịch bệnh. Trong khi đó, mỗi khi có dịch bệnh gây hại quy mô lớn, Nhà nước phải sử dụng quỹ dự phòng từ ngân sách hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng với người nông dân. nhưng không phải là giải pháp căn cơ và lâu dài.Còn bảo hiểm nông nghiệp thì sao? Sau 9 năm triển khai thì điểm, không những bảo hiểm nông nghiệp không được nhân rộng mà còn thất bại để rồi mỗi khi có dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, nông dân lại phải gánh chịu hậu quả.Dịch tả lợn Châu Phi tới chuồng trại, người nông dân bất lực nhìn lợn chết và đa phần sẽ trở thành những con nợ của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngân hàng. Hy vọng duy nhất của họ là nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhưng đến nay, sau nhiều tháng trời thì đã có bao nhiêu hộ nhận được khoản tiền hỗ trợ này?Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết, lãnh đạo tỉnh phát sốt lên, vì chưa bao giờ thấy thiệt hại như vậy kể cả mưa bão, thiên tai. Đến nay, số tiền hỗ trợ của tỉnh lên đến 450 tỷ đồng trong khi quỹ dự phòng của tỉnh chỉ có 100 tỷ đồng. Công tác kiểm kê và làm hồ sơ hỗ trợ nông dân có lợn bị dịch được tỉnh triển khai rất chặt chẽ và  càng chặt chẽ thì nông dân cũng phải đợi chờ lâu.“Nam Định yêu cầu công khai tại xóm, công khai tại ủy ban xã, phát thanh trên đài truyền thanh xã, công khai 30 ngày sau đó xã mới lập hồ sơ gửi huyện, huyện thẩm định lập danh sách gửi sở NN. Rồi chúng tôi mới tham mưu cho tỉnh”, bà Nga cho biết. Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân. Việt Nam là nước nông nghiệp với tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đại đa số nhưng lại chưa có Luật Nông nghiệp để điều chính các mối quan hệ liên quan và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Do chưa có Luật Nông nghiệp và người nông dân vẫn phải “tự bơi” trong quá trình sản xuất và điều hiển nhiên là phải gánh chịu hầu hết những thiệt hại khi có dịch bệnh gây hại trong sản xuất.Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mà mà Nhà nước đang phải sử dụng ngân sách để hỗ trợ nông dân.Ngẫm lại, nếu số tiền hàng nghìn tỷ đồng sớm đưa vào hỗ trợ người dân chủ động hơn phòng chống dịch, thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp phát triển, xây dựng các khung khổ pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, thì có lẽ đã hạn chế được thiệt hại từ các dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi lần này.Ngành chăn nuôi lợn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nông nghiệp. Giá trị ngành nông nghiệp hiện nay vào khoảng 1 triệu tỷ đồng thì riêng chăn nuôi lợn chiếm khoảng 94.000 tỷ đồng tức là gần bằng 10%.Để vỡ trận như bây giờ, tới mức Ban Bí thư phải ra Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện khẩn, quy trách nhiệm thuộc về ai có lẽ hơi sớm nhưng điều hiển hữu trước mắt là dịch bệnh càn quét sẽ khiến nhiều hộ chăn nuôi bị vỡ nợ, tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo sẽ tăng lên trong thời gian tới.Có ai dám chắc sẽ không có những hệ lụy xảy đến với mỗi gia đình, làng xã.Theo Sơn Lâm- Lê Bình/VOV1

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm