Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trăn trở xung quanh một dự án không hợp lòng dân

Thứ sáu, 19/12/2014 - 06:55

(Thanh tra)- Trước nhiều ý kiến, trăn trở của cử tri, người dân Thủ đô thời gian qua về dự án xây dựng Trung tâm Thông tin Văn hóa có nguy cơ phá nát cảnh quan Hồ Gươm, tại cuộc họp báo vừa qua, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã khẳng định dự án đảm bảo đúng và đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đa số ý kiến của các nhà khoa học, sử học, kiến trúc sư, cử tri chưa đồng tình với công trình này...

Công trình xây dựng đã được quây tôn để phục vụ xây dựng. Ảnh: Hồng Minh

Mỗi người dân Thủ đô đều hằn sâu vào tâm khảm mình: “Hồ Gươm là trái tim của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung”. Đó chính là lý do mà công trình xây dựng nhà 3 tầng tại số 2 phố Lê Thái Tổ, cạnh di tích lịch sử nổi tiếng là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã nhận được sự không đồng tình mạnh mẽ từ người dân Thủ đô. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam... có tâm huyết với Hà Nội, với Hồ Gươm cùng báo chí đã lên tiếng nêu lên ý kiến không đồng tình của mình vì nhận thấy công trình này có thể sẽ tiếp tục phá hỏng cảnh quan di tích lịch sử… giống như những phản đối, chê trách của cử tri Hà Nội một thời làm tốn giấy mực của báo chí về công trình xây dựng phá nát cảnh quan “không giống ai” có tên gọi là “hàm cá mập” nhìn đối diện vòi phun nước Hồ Gươm…

Ý kiến tâm huyết của người dân, hơn hết, họ mong muốn có một không gian cho cộng đồng, một vườn hoa gắn kết với công trình kiến trúc lịch sử tôn vinh Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, lịch sử Hồ Gươm.

Vậy “dự án đã đúng luật” theo giải thích của quận Hoàn Kiếm tại sao lại chưa hợp với lòng dân? Đó thực sự là một vấn đề hệ trọng, cần xem xét lại khi quyết định xây dựng công trình này.

Lâu nay, người dân Thủ đô đã phải chứng kiến những công trình bê tông hóa xung quanh Hồ Gươm đã biến Hồ Gươm thành một cái “ao làng”… Giờ đây, mảnh đất cuối cùng còn sót lại ở địa danh thiêng liêng, hào hùng của dân tộc lại tiếp tục bị bê tông hóa. Các nhà sử học, giới kiến trúc sư đã phải thốt lên rằng, cơ hội để mỗi chúng ta thể hiện tình yêu, sự tôn kính với lịch sử Hồ Gươm có thể sẽ khép lại mãi mãi, để rồi con cháu chúng ta từ đó chẳng có ký ức gì về lịch sử thiêng liêng này nữa…

Quan điểm của quận Hoàn Kiếm đưa ra là cần xây dựng để khu vực này trở nên đẹp đẽ, hiện đại, văn minh… thế nhưng giới kiến trúc, sử học, người dân lại đặt vấn đề cần có một vườn hoa và công trình kiến trúc lịch sử. Cái đẹp của lòng dân và của lãnh đạo Hà Nội chẳng lẽ lại khác biệt lớn thế? Khối nhà cao tầng với điều hòa máy lạnh, hẳn nhiên hiện đại hơn vườn hoa với công trình tôn vinh lịch sử dân tộc? Nhưng người dân yêu Hà Nội và lịch sử đâu cần sự hiện đại với kiến trúc uy nghi bề thế này. Buồn thay, cho đến lúc này, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có ý nghĩa lớn lao, tự hào dân tộc đã đi vào sử sách, lại chưa có một tấm bia vinh danh, chưa được xếp hạng di tích.

Công trình Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm khi xây dựng lên sẽ có tới 2/3 diện tích để gần 100 cán bộ, nhân viên Ban Quản lý khu vực Hồ Gươm làm việc. Như vậy, diện tích trưng bày thông tin văn hóa Hồ Gươm chỉ còn một góc nhỏ nhoi. Cái góc nhỏ nhoi ấy chứa đựng cái gì, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa ra sao thì UBND quận Hoàn Kiếm chưa thể nêu rõ. Chỉ thông tin này thôi cũng đủ thấy đây là trụ sở chứ không thể nào là một công trình phục vụ người dân. Với bộ máy gần 100 con người chỉ để quản lý Hồ Gươm như vậy, mỗi năm sẽ tiêu tốn của ngân sách bao nhiêu tiền, hay theo cách nói của người dân rằng, công trình này rồi cũng sẽ trở thành nhà hàng hay trung tâm dịch vụ thương mại nào đó…

Xin được trích quan điểm của Nhà sử học Dương Trung Quốc với báo giới: “Năm 2010, lãnh đạo thành phố công bố đây sẽ là vườn hoa. Người dân tin vào đó sẽ là vườn hoa nhưng bây giờ nó là cái khác. Tất nhiên, muốn để làm cái gì thì phải có một quy trình, tư vấn thì mới có công trình này. Mỗi một mảnh đất tại Hồ Gươm đều nhạy cảm cả, vì có quá nhiều di tích, quá nhiều mối quan tâm của xã hội. Lẽ ra việc này chúng ta sớm công khai minh bạch chắc nó sẽ không xảy ra tình trạng tốn thời giờ, công sức của chúng ta. Bởi vì chúng ta biết phần lớn công trình xung quanh Hồ Gươm nhân dân cần sự minh bạch”.

Hồng Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm