Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trách nhiệm & Cái mũ… bảo hiểm

Thứ bảy, 09/03/2013 - 21:32

(Thanh tra) - Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm (MHB) cho người đi mô tô, xe gắn máy mà liên Bộ Khoa học công nghệ, Công thương, Giao thông vận tải và Công an đang xây dựng đã quy định: Người điều khiển xe mô tô, gắn máy đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ nhái mà không có tem CR hợp chuẩn sẽ bị xử phạt như mức không đội mũ bảo hiểm.

Theo đó, Từ 15/3 đến 15/4, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia sẽ tiến hành tuyên truyền về chất lượng, cách sử dụng mũ bảo hiểm. Sau 15/4, lực lượng liên ngành sẽ ra quân xử phạt các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng. Như vậy là sau hơn 5 năm từ khi quy định bắt buộc người đi xe máy phải đội MBH có hiệu lực thi hành từ 15/12/2007, người dân mới thấy cơ quan chức năng… ra quân.

Một trong những lý do của “chiến dịch” này được biết như là để bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông. Theo đó, dẫn lời Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng thì,  trong hai tháng đầu năm 2013, mặc dù số vụ tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ, nhưng số người chết lại tăng 18%. Nguyên nhân hàng đầu là do người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Đánh giá vấn đề mũ bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, chính vì vậy, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các Bộ khác để đến hết năm 2013 chấm dứt việc lưu hành, sử dụng, buôn bán, sản xuất các loại mũ giống như mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm cho người đi xe máy.

Bộ trưởng cũng yêu cầu, các Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thuộc phạm vi quản lý của mình tiếp cận vấn đề sản xuất, lưu thông, sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng để về cơ bản đến hết 2013, chấm dứt tình trạng sản xuất, lưu hành sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.

Trên thực tế, chính các cơ quan chức năng thừa nhận, thị trường hiện có trên 70% các loại MBH đang bày bán là… hàng giả. Mặt khác, thông tin cũng ghi nhận, khi tiến hành tra 15 cơ sở tại Hà Nội, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 2.000 mũ bảo hiểm kém chất lượng, hiện Cục Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp với các địa phương mở rộng kiểm tra tại các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng và mở rộng trên phạm vi cả nước. Trách nhiệm này trước nhất thuộc về các cơ quan chức năng. Thay vì phải có biện pháp quản lý, khắc phục trong sản xuất kinh doanh, thì nay quay sang phạt vạ người dân?

Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 12, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Tô Sơn Hồng cho biết: “Vấn đề MBH giả, kém chất lượng bày bán trên thị trường đã có từ lâu nên rất khó kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Cơ quan quản lý thị trường cũng có nhiều lần tiến hành kiểm tra, xử lý nhưng không thể hết vì số lượng các cơ sở bày bán MBH không có nhãn mác quá nhiều…”.

Và cũng chính vì kiểu tư duy “cứ dân mà chịu” thì quy định xử phạt này khiến nhiều người lo lắng, vì trên thị trường hiện đang bày bán tràn lan quá nhiều loại mũ được dán tem CR giả, mà việc có nhận biết con tem CR thật giả không thuộc trách nhiệm người dân.

Và khi đội những chiếc mũ này vào, lỡ có bị xử phạt thì quả là oan uổng cho người tham gia giao thông. Với lại, quy định này khác gì đánh đố người dân, bởi họ vẫn đội MBH khi tham gia giao thông, còn mũ “đúng tiêu chuẩn” như thế nào thì chưa thấy cơ quan nào đả động đến hay tuyên truyền rộng rãi.

Đã có ý kiến cho rằng, cần phải loại bỏ mũ bảo hiểm “rởm” trước khi tiến hành xử phạt người dân. Cho nên, trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà quản lý, phải làm sao không cho các loại mũ này được xuất hiện trên thị trường, Việc xử phạt mũ “rởm” là hoàn toàn vô lý khi các nhà quản lý chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Nguyên Trưởng ban nghiên cứu con người và môi trường, Viện Khảo cổ học Việt Nam, TS. Vũ Thế Long bày tỏ: Nếu chỉ lo phạt người dân đội MBH kém chất lượng, mà không xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH là hết sức vô lý. Nó chẳng khác gì người đi xe mua phải xăng dởm khiến xe bị cháy, thay vì phạt người bán xăng rởm lại phạt người mua phải xăng rởm và bị cháy xe.

Để người dân không đội MBH kém chất lượng, trước tiên phải dẹp được tận gốc việc sản xuất mũ dỏm, nhái, sau đó đến dẹp các hàng bán MBH kém chất lượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là các hãng sản xuất MBH đúng quy định phải đưa được sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, kể cả vùng sâu, vùng xa. Và MBH đúng quy định cũng phải đạt yêu cầu về phong phú mẫu mã, bắt mắt, thời trang, rẻ, nhẹ...

Có thể nói, nếu phạt dân đội MBH giả lúc này là đẩy khó cho dân. Như thế, chẳng khác nào bắt mỗi người dân phải thành một nhà quản lý thị trường, thành một chuyên gia thẩm định chất lượng hàng hóa, trong khi chúng ta có hẳn một lực lượng chức năng liên quan rất hùng hậu từ Trung ương đến địa phương.

Như vậy, bài toán xử lý MBH giả, trước hết phải được giải bằng cách xử lý triệt để hành vi sản xuất, kinh doanh MBH giả, nhái, kém chất lượng. Đồng thời, phải xử lý nghiêm lực lượng chức năng để địa bàn nào bày bán công khai MBH giả. Sau đó, khi đã khống chế được sản xuất, kinh doanh MBH giả rồi thì việc xử lý người đội MBH giả sẽ thuận lòng dân hơn.

Thủy Thụy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm