Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 22/07/2022 - 15:36
(Thanh tra) - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Nghị quyết 21 về “tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên” là vấn đề rất quan trọng, hệ trọng vì “xét cho cùng mọi chuyện, cuối cùng cũng liên quan tới tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên”.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng
Sáng 22/7, phát biểu kết luận hội nghị toàn quốc quán triệt các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dành thời gian nói nhiều về Nghị quyết 21 và Nghị quyết 18.
Nhiều khiếu kiện, cán bộ kỷ luật liên quan đến đất đai
Theo ông Võ Văn Thưởng, quá trình thảo luận, Trung ương tin rằng, nếu thực hiện tốt Nghị quyết 18 về chính sách đất đai trên sẽ tạo ra chuyển biến tích cực.
Dẫn ví dụ Trung ương quyết định “bỏ khung giá đất” như hiện nay, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, ông Thưởng nhấn mạnh, sẽ khắc phục tình trạng đất “hai giá” trong thời gian qua.
“Khi làm nghĩa vụ với Nhà nước thì người dân muốn giá đất rẻ để nộp tiền thuế ít. Khi đền bù thu hồi đất thì muốn có giá trị cao để được hưởng lợi. Cho nên, đấu giá thì một giá khác, giao đất một giá khác. Đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện, khiếu nại, cán bộ bị kỷ luật liên quan đến đất đai”, Thường trực Ban Bí thư nêu.
Một vấn đề mới nữa trong Nghị quyết 18 là xác định phải tái định cư xong mới thu hồi đất.
Ông Thưởng cho biết, trong quá trình thảo luận, nhiều người nói tái định cư xong mới thu hồi đất sẽ chậm trễ, cho nên đề xuất hướng thu hồi trước rồi từng bước tái định cư sau. Nhưng thực tế có dự án 20 năm và tương đối nhiều dự án 5 - 10 năm, sau khi thực hiện rồi vẫn không tái định cư cho người dân.
“Bây giờ coi trọng cuộc sống của người dân nên phải thực hiện tái định cư trước”, ông Thưởng nói.
Thường trực Ban Bí thư cũng cho biết, Nhà nước sẽ đảm bảo nguồn lực quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và các phân khu, lĩnh vực, các ngành sử dụng đất.
Theo ông, khi thảo luận, nhiều người cho rằng, Nhà nước chỉ cần đảm bảo nguồn lực để quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất.
Thực tế, doanh nghiệp ít tài trợ làm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, nhưng lại rất hào hứng tài trợ các quy hoạch phân khu sử dụng đất.
“Khi chúng ta mời doanh nghiệp tài trợ các phân khu, lĩnh vực sử dụng đất thì chắc chắn sẽ tạo ra sự tiếp cận đất đai không công bằng. Khi doanh nghiệp tài trợ phân khu sử dụng đất thì trung tâm thương mại, công viên cây xanh ít đi, công trình công cộng ít đi”, ông Thưởng nêu.
Một điểm mới khác nữa của Nghị quyết 18 kiên trì thực hiện cơ chế thỏa thuận trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người dân với doanh nghiệp để xây dưng khu đô thị và nhà ở thương mại.
Thường trực Ban Bí thư cho hay, trước đây nhiều vấn đề trong thu hồi đất chưa tường minh nên dẫn tới thẩm quyền của cơ quan thu hồi đất rất lớn.
“Lần này đã nói rõ, trong quá trình thể chế hóa nếu tường minh sẽ giải quyết được nhiều vấn đề”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Từ đó, Thường trực Ban Bí thư nhận định, nếu làm tốt nội dung Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 5 về đất đai thì chính trị xã hội sẽ chuyển biến tốt. “Khiếu kiện, khiếu nại của người dân về đất đai sẽ giảm. Cán bộ bị xử lý liên quan đất đai cũng sẽ giảm”, ông Thưởng nói.
Đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng, đảng viên phải thực chất
Đề cập đến Nghị quyết 21 về tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng, hệ trọng vì “xét cho cùng mọi chuyện, cuối cùng cũng liên quan tới tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên”.
Theo ông Thưởng, vấn đề rất quan trọng của đảng viên là nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị, mục tiêu, lý tưởng. Nhưng những điều này lại “không hiện lên trán mỗi người”, trong khi nghe lời nói rất tốt đẹp.
Cho nên, phải tạo ra sự đột phá trong đánh giá, xếp loại với tổ chức Đảng, đảng viên sao cho thực chất, phản ánh đúng hiện thực khách quan.
“Chúng ta phải hỏi câu hỏi vì sao nhiều cán bộ bị kỷ luật, thậm chí ra tòa, trước đó đều được đánh giá loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Khắc phục thế nào?”, ông Thường đặt vấn đề và cho rằng, nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể hóa rất cao, nhưng đây là việc rất khó.
Ông cho hay, khi ông còn là Bí thư Quận ủy 12, TP HCM, lúc đó, khiếu kiện, khiếu nại rất nhiều nhưng đảng viên hoàn thành tốt, xuất sắc khoảng 94%. Ông đã làm một năm nghiên cứu, đề xuất thường vụ đánh giá thì tỷ lệ còn 30%.
“Khi đó, tôi trở thành đối tượng phải đi báo cáo làm chuyện gì đến mức cán bộ, đảng viên xếp loại hoàn thành tốt, xuất sắc từ 94% còn 30%. Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào, tôi cũng phải giải trình chứ không phải không. Nhưng tôi có niềm tin về chuyện đó và sau 1 năm nó khác”, Thường trực Ban Bí thư kể.
Từ đó, ông nhấn mạnh, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên là việc rất khó, nhưng tinh hoa không thể nào là đại trà được. Tỷ lệ 30% với các nhà khoa học lý thuyết thì đã là tốt rồi.
Vấn đề khác được ông Thưởng nêu là vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia xây dựng Đảng.
“Chúng ta nói nhiều câu rất hay: Dựa vào dân để xây dựng Đảng; dựa vào dân để chống tham nhũng, tiêu cực; dựa vào dân để lựa chọn cán bộ. Cán bộ thế nào thì dân biết hết... Rất nhiều văn bản, nghị quyết nhưng vai trò thực tế của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị xã hội thể hiện thế nào?”, ông Thưởng nêu.
Theo ông, Đảng là một thành viên của Mặt trận, dù là thành viên lãnh đạo nhưng vẫn là thành viên. Vậy vai trò này thể hiện ra làm sao? Cần nghiên cứu triển khai thực tế.
Thường trực ban Bí thư cũng nhấn mạnh công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt nghị quyết cần được tiến hành thường xuyên, toàn diện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
Ông nhắc nhở bản tin 19 giờ của VTV cần cố gắng thực hiện đúng quy định, dành thời gian nhiều để nói về những vấn đề bức xúc của nhân dân, những mô hình cách làm hay.
“Đối khi cán bộ, đảng viên xem tivi để biết lãnh đạo đi đâu, nói gì, chỉ đạo gì, thông điệp ra làm sao. Nhưng ở một khía cạnh khác, cán bộ lãnh đạo cũng xem tivi để biết xã hội đang nổi lên cái gì, dân tình đang bức xúc chuyện gì. Những mô hình nào hay, chỗ nào còn tồn tại, hạn chế để chỉ đạo giải quyết khắc phục”, Thường trực Ban Bí thư nói và đề nghị các đài truyền hình địa phương cũng phải theo tinh thần này.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/7 với 4 chuyên đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo chuyên đề “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (Nghị quyết 18).
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh báo cáo chuyên đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết 19)
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo chuyên đề “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 20)
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai báo cáo chuyên đề “tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 21).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà