Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phạm Mạnh Hà
Thứ hai, 09/10/2023 - 21:27
(Thanh tra)- Tại Dự thảo “Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đề xuất loại bỏ nhà thấp tầng (nhà riêng lẻ của khu vực dân sự, nhà liền kề, phân lô, bán nền) trong khu lõi của Thủ đô và xây dựng hệ thống nhà tầng hiện đại. Đề xuất này đã gây bão dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Hà Nội là nơi đại diện cho quốc gia tiếp đón các chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và du khách 5 châu, cho nên phải đảm bảo tính văn minh, hiện đại, xanh sạch, thông thoáng trong quy hoạch xây dựng. Ảnh: Internet
Đề xuất của nhóm chuyên gia gồm TS Chu Mạnh Hùng (Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Luật Hà Nội) và TS Đỗ Xuân Trọng (Phó trưởng Bộ môn Luật Đất đai).
Sau khi tổng hợp lại, xin đưa ra cái nhìn toàn cảnh như sau:
- Thứ nhất, trước tiên, vấn đề cơ bản nhất phải xác định được, rằng đây là Thủ đô, cho nên phải đảm bảo được 2 yêu cầu tối quan trọng nhất là trung tâm chính trị và trung tâm văn hóa của cả nước.
Hà Nội là nơi đại diện cho quốc gia tiếp đón các chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và du khách 5 châu, cho nên phải đảm bảo tính văn minh, hiện đại, xanh sạch, thông thoáng trong quy hoạch xây dựng để đảm bảo các nhiệm vụ chính trị thường xuyên tối quan trọng này.
Đồng thời, Hà Nội là nơi hàng nghìn năm kinh đô Thăng Long của các triều đại, do đó, về mặt văn hóa bảo tồn lịch sử là phải được đảm bảo trong kiến trúc quy hoạch xây dựng của thành phố. Do vậy, không để cái hiện đại làm xóa nhòa cái lịch sử mà 2 cái yếu tố này phải được song song tồn tại. Nghĩa là quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội phải vừa hiện đại văn minh lại vừa đảm bảo được các công trình cổ kính phục vụ các di tích lịch sử. Như vậy là cần phân chia quỹ đất ra 2 khu vực: Vùng đô thị hiện đại và vùng di tích lịch sử, từ đó quy hoạch xây dựng cho phù hợp.
- Thứ hai, là vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả theo Luật Đất đai đã quy định.
Đất đai là lãnh thổ, là tài nguyên vô giá đến nỗi không thể nhập khẩu được như các loại tài nguyên khác. Cho nên vấn đề đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng sử dụng đất ở Hà Nội là phải tiết kiệm đất tối đa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Thủ đô lên cao nhất.
Mà để làm được việc tiết kiệm hiệu quả này thì chỉ có cách: Xây dựng đô thị hiện đại văn minh, xanh sạch, thông thoáng trong lòng Hà Nội để phục vụ các nhu cầu về chính trị, kinh tế, dân sinh. Điều đó có nghĩa là: Phải thay thế nhà ở riêng lẻ thấp tầng manh mún bằng các khu nhà cao tầng thiết kế đúng khoa học đi kèm cảnh quan đường sá giao thông hài hòa tính đúng tính đủ cho lưu lượng người ở đây. Khi toàn cảnh bức tranh xây dựng ở Hà Nội được đảm bảo tính khoa học toàn diện, thống nhất quản lý thì Hà Nội sẽ chấm dứt được tình trạng xây dựng manh mún như áo vá, xây dựng trái phép lén lút mạnh ai người ấy bung ra dẫn đến vỡ quy hoạch là nguyên nhân gây ách tắc giao thông athủ đô và quá tải vệ sinh môi trường như hiện nay.
- Thứ ba, là vấn đề hợp lý trong quy hoạch xây dựng đô thị hiện đại văn minh.
Hà Nội hiện có tình trạng xung đột bất hợp lý giữa 2 khu vực xây dựng: Khu nhà ở và khu làm việc. Lưu lượng rất lớn người đi làm phải đi lại hàng ngày từ nơi ở và nơi làm việc trên các đoạn đường nhỏ, kéo dài, xung đột các luồng di chuyển, dẫn đến tắc nghẽn đường hàng giờ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giờ giấc làm việc của người lao động, cán bộ công chức. Do vậy, khi quy hoạch xây dựng các nhà cao tầng phải tính đến tính hợp lý, tính phối hợp giữa nơi ở và nơi làm việc, sao cho phải đảm bảo được sự di chuyển đi làm giữa nơi ở và nơi làm việc là ít nhất. Phương án tốt nhất là các tòa nhà lớn đa năng kết hợp vừa ở vừa làm việc, tích hợp nhiều chức năng dân sinh như mua sắm, trường học trẻ em, y tế cơ sở... trong cùng 1 tòa nhà cao tầng. Như vậy, sẽ rút ngắn được khoảng cách di chuyển và giảm bớt được mật độ người ra đường trong nội đô. Cùng với hệ thống nhà cao tầng đó thì hệ thống giao thông công cộng cũng dễ được đồng bộ, giảm mạnh được mật độ xe cá nhân vốn gây lãng phí quỹ đất giao thông, tiết kiệm được tối đa quỹ đất "tấc đất tấc vàng" của Hà Nội.
Đối với các công trình dân sinh phục vụ cả nước như trường đại học, bệnh viện Trung ương... lưu lượng người các tỉnh đổ về đây rất lớn, nếu đặt ở 1 điểm trong nội đô sẽ phá vỡ tất cả các loại quy hoạch của thành phố, không có bất cứ loại quy hoạch nào chịu tải nổi lưu lượng người rất lớn và khó dự đoán ở các tỉnh, thành đổ về Hà Nội như thế. Cho nên với các loại công trình dân sinh phục vụ cả nước như trường đại học, bệnh viện Trung ương thì bắt buộc phải chia ra làm nhiều cơ sở cắm chốt ở các vùng cửa ngõ vào Hà Nội để vừa đón đầu được lưu lượng người rất lớn từ khắp phía các tỉnh, thành đổ về, tránh các dòng người khổng lồ di chuyển vào 1 điểm trong nội đô gây ùn tắc nội đô, lại vẫn phục vụ được cả người dân ở nội đô khi có nhu cầu.
- Thứ tư, là vấn đề thực hiện, hiện đang gây tranh cãi nhiều nhất, là kinh phí xây các tòa nhà cao tầng ở đâu ra để thay thế, rồi tâm lý người dân thích mua nhà mặt đất làm của để dành... Về vấn đề này thực ra không phải là bế tắc.
Bằng chứng là các tòa nhà cao tầng hiện nay đã được đua nhau mọc lên như nấm sau mưa, chứng minh về nguồn lực xây nhà cao tầng là khả thi. Cần tuyên truyền giải thích về lợi ích quy hoạch xây dựng Thủ đô hiện đại văn minh cho người dân hiểu và phối hợp cùng thực hiện theo nguyên tắc "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Khi thực hiện có tính đến đảm bảo lợi ích về các vị trí cũ của hộ dân, người ở mặt đường vẫn được ưu tiên ở tầng thấp, người có kinh doanh buôn bán vẫn được ưu tiên thuê shop kinh doanh ở tầng trệt, còn các tầng trên dành cho người trong ngõ ngách trước đây, thì người dân sẽ đồng thuận.
Như vậy, định hướng quy hoạch Thủ đô chỉ khi nào đảm bảo giải quyết được 4 vấn đề chính nêu trên thì Hà Nội mới thay da đổi thịt, lột xác vươn lên được tầm cao mới đáp ứng được các yêu cầu cấp bách hiện nay. Chừng nào còn không giải quyết được 4 vấn đề chính này trong quy hoạch xây dựng thì Hà Nội vẫn còn loay hoay "con kiến mà leo cành đa/leo phải cành cụt, leo ra, leo vào", để bạn bè quốc tế vượt xa gây bất lợi cho sự cạnh tranh phát triển của đất nước. Người Hà Nội phải xác định rằng đã đến lúc phải làm cuộc cách mạng về quy hoạch xây dựng Thủ đô, Nhà nước và nhân dân cùng làm, thì việc khó nào cũng vượt qua.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý