Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/09/2011 - 21:20
(Thanh tra) - Thêu ren không phải là nghề truyền thống của vùng đất Tây Nguyên. Nhưng đến giờ, nghề này không còn xa lạ đối với vùng đất này nhờ sự du nhập và phát triển của các cơ sở sản xuất của người Kinh. Ví dụ, ở Đà Lạt (Lâm Đồng), hai cơ sở tranh thêu XQ và Hữu Hạnh khá nổi tiếng đã góp phần làm cho nghề thêu ren của tỉnh miền núi Lâm Đồng gần như là một nghề truyền thống. Và hơn thế, nghề thêu ren hiện đang “len lỏi” về vùng sâu cũng đang là một “hiện tượng” đáng chú ý. Và, tôi đã về vùng sâu Lộc Nam của huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) để tìm hiểu nghề này.
“Từ một xã dân tộc thiểu số và kinh tế mới với đa phần hộ dân sống trong nghèo đói, nhưng nhờ chương trình 135 những năm 2000 - 2005, đến 2006, Lộc Nam chính thức “tuyên bố” rút khỏi danh sách hộ nghèo của tỉnh Lâm Đồng và hộ nghèo quốc gia.”
Từ chỗ chỉ có mỗi một người biết thêu ban đầu, đến nay, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm đã có đội ngũ thợ thêu thành thục tay nghề lên đến gần 500 người. “Bằng con đường tự truyền nghề cho nhau, những người thợ này đến nay đã “làm nên” một làng nghề thủ công thực sự của xã vùng sâu Lộc Nam” anh Nguyễn Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã Lộc Nam, khẳng định như vậy.
Xa mà gần
Về thăm lại xã Lộc Nam của huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), tôi thực sự “choáng” với thông tin như trên. Nhưng ngay sau đó, tôi bỗng chạnh lòng bởi cũng chính anh Hoàn, người đứng đầu xã, trăn trở với nghề mới này của Lộc Nam: “Ước chi xã chúng tôi có được một dự án nho nhỏ với số vốn chỉ vài ba trăm triệu đồng để duy trì và phát triển nghề thêu; thậm chí chỉ khoảng trăm triệu đồng cũng là đủ rồi!”.
Nhưng trước khi nói về nghề thêu ren, hãy tìm hiểu những điều… chung chung về xã này một chút! Lộc Nam là một trong những xã anh hùng của tỉnh Lâm Đồng. Xã anh hùng Lộc Nam cách trung tâm huyện lỵ Bảo Lâm đến 45km nhưng chỉ cách trung tâm phố thị B’lao (TP. Bảo Lộc) nằm trên Quốc lộ 20 Đà Lạt - TP. Hồ Chí Minh chỉ khoảng 20km. Lộc Nam xa mà gần về khoảng cách địa lý là như vậy.
Còn về sự phát triển, đến 1991, Lộc Nam từ vùng đất có người dân tộc thiểu số với nền kinh tế nông nghiệp nương rẫy là chủ yếu, thì nay, nói như anh Nguyễn Văn Hoàn - Chủ tịch UBND xã, xã có “55 tỉnh thành” cùng cộng cư, hợp lực để phấn đấu cho một Lộc Nam thực sự giàu mạnh trong tương lai. Đó là một trong những cơ sở để nhìn ra “cái gần” về sự phát triển.
Trước 1975, vùng đất giáp với huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), nơi mà cư dân chủ yếu là cộng đồng dân tộc thiểu số, nhưng Lộc Nam là vùng căn cứ cách mạng. Chủ tịch Nguyễn Văn Hoàn nói: “Sau giải phóng, xã Lộc Nam được thành lập vào năm 1976. Khi mới thành lập, Lộc Nam có 4 thôn với 240 hộ dân toàn người dân tộc thiểu số, sống bằng du canh du cư dựa vào nương rẫy là chính nên lúc mới thành lập, Lộc Nam vẫn còn rất nghèo”.
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới Lộc Nam được đưa ra, dòng người từ nhiều tỉnh thành trong cả nước được đưa về đây để chung lưng đấu cật phấn đấu cho sự phát triển của một vùng đất đầy tiềm năng. Bắt đầu từ đây, bộ mặt mới của Lộc Nam dần định hình và có một vị thế nhất định trong bản đồ dân cư - kinh tế của huyện Bảo Lâm và của tỉnh Lâm Đồng.
Từ một xã dân tộc thiểu số và kinh tế mới với đa phần hộ dân sống trong nghèo đói, nhưng nhờ chương trình 135 những năm 2000 - 2005, đến 2006, Lộc Nam chính thức “tuyên bố” rút khỏi danh sách hộ nghèo của tỉnh Lâm Đồng và hộ nghèo quốc gia.
Điểm qua một vài dòng về lịch sử phát triển như thế để thấy rằng, con đường phấn đấu đi lên của vùng căn cứ kháng chiến Lộc Nam tuy có không ít gian truân nhưng không phải là không có cách vượt qua để vươn lên.
“Cái nôi” của nghề thêu ren vùng sâu
Trở lại với điều mà anh Hoàn trăn trở: “Ước chi xã chúng tôi có được một dự án nho nhỏ với số vốn chỉ vài ba trăm triệu đồng để duy trì và phát triển nghề thêu; thậm chí chỉ khoảng trăm triệu đồng cũng là đủ rồi!”.
Từ thông tin ban đầu của Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoàn, tôi đã vào thôn 9 của xã để tìm hiểu “cái nôi” của nghề thêu ở đây. Người mà tôi cần gặp là chị Hoàng Thị Hạnh, người đầu tiên của xã Lộc Nam thạo nghề thêu và cũng chính là người đầu tiên truyền nghề cho chị em phụ nữ địa phương, trong đó có không ít thợ thêu là người dân tộc thiểu số.
Tay vẫn không rời khung thêu, chị Hạnh kể: “Em quê gốc Hà Nam. Trước khi lấy chồng và chuyển về Lộc Nam này, em sống tại Bảo Lộc và cũng làm nghề thêu. Năm 1999, lấy chồng về đây, trong xã này chỉ mỗi một mình em làm nghề thêu. Ngay sau đó, em rủ một số chị em phụ nữ trong xã tập hợp nhau lại để em dạy nghề cho họ. Mừng là nhiều chị em rất thích nghề thêu ren này. Đến giờ, cả xã có đến trên dưới 500 chị em biết làm nghề thêu. Nhiều chị là người dân tộc thiểu số làm nghề cũng rất giỏi”.
(Còn tiếp)
Phóng sự: Khắc Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn