Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nông dân khôi phục chăn nuôi, sản xuất rau màu vụ Đông

Hoàng Nam

Thứ bảy, 28/09/2024 - 16:01

(Thanh tra) - Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hầu hết các địa phương đều xác định vụ Đông là vụ chính, sản xuất hàng hóa chính với sản phẩm đa dạng, có thị trường tiêu thụ và mang lại giá trị thu nhập cao.

Nhiều diện tích lúa sắp đến kỳ thu hoạch nhưng đã bị bão Yagi làm gãy đổ, ảnh hưởng đến sản lượng lúa mùa năm nay. Ảnh: TTM

Vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng

Bão số 3 và mưa lớn sau bão đã khiến ngành Nông nghiệp thiệt hại khoảng 285.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 189.982 ha rừng; 11.832 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; khoảng 5,6 triệu con gia súc, gia cầm bị chết.

Nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại như đường dây truyền tải, trạm biến áp, cột viễn thông, tuyến cáp quang, trạm BTS bị mất liên lạc; đã xảy ra 796 sự cố đê điều; 820 vị trí trên các tuyến đường quốc lộ bị ách tắc và nhiều tuyến đường nội tỉnh bị sạt lở, 3.517 công trình thủy lợi, cấp nước bị hư hỏng...

Để phục hồi sản xuất nông nghiệp, theo Cục Trồng trọt, đối với sản xuất lúa, cần tranh thủ làm vệ sinh đồng ruộng, tiêu thoát nước để chuẩn bị gieo trồng cây vụ Đông sớm. Đối với rau màu, các địa phương chủ động kiểm tra, tiêu thoát nước kịp thời, vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất, hạt giống để gieo trồng với những diện tích không có khả năng phục hồi, ưu tiên những loại rau ăn lá, rau ngắn ngày, rau ưa nước để cung cấp rau kịp thời cho thị trường khi giáp vụ.

Để phục hồi sản xuất cần 15.000 tấn giống lúa; hạt giống rau, diện tích cần hỗ trợ là trên 100 tấn; diện tích trồng ngô là hơn 1.000 tấn. Cục Trồng trọt đã có văn bản gửi các hội, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng và học viện, viện, trường đại học về việc chuẩn bị giống cây trồng nông nghiệp phục vụ sản xuất các tỉnh phía Bắc. Theo đó, các đơn vị xem xét, chủ động hỗ trợ giống cây trồng cho bà con nông dân tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của mưa bão.

Vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, vì vậy cần tiếp tục xác định rõ đối tượng cây trồng, cơ cấu giống cần tập trung phát triển, diện tích cần mở rộng, các biện pháp kỹ thuật, chế biến phù hợp để tập trung chỉ đạo; tái cơ cấu nghành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, nâng cao chuỗi giá trị và phát triển bền vững.

Đặc biệt, với những thiệt hại nặng nề do bão Yagi và lũ lụt gây ra, cần phát triển vụ Đông 2024 theo hướng mở rộng tối ta diện tích cây trồng còn thời vụ bù đắp thiệt hại vừa qua. Mục tiêu phấn đấu là ôn định diện tích khoảng gieo trồng là 420 nghìn ha và sản lượng khoảng 5,0 triệu tấn với tổng giá trị phấn đấu đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, trung bình đạt khoảng 110 triệu đồng/ha. Trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, liên kết sản xuất theo chuỗi, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất vụ Đông sau bão, lũ

Theo Cục Trồng trọt, để đảm bảo về thời vụ và cơ cấu giống, các địa phương chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, nhất là trà mùa sớm với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để giải phóng đất gieo trồng cây vụ Đông sớm; tùy theo điều kiện nguồn nước và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích và cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch diện tích sản xuất vụ Đông 2024.

Đồng thời, các địa phương tùy vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng, cần đa dạng hóa các nhóm cây khác trong vụ Đông, ưu tiên mở rộng diện tích nhóm cây có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định; xây dựng và hướng dẫn các quy trình kỹ thuật gieo trồng cây vụ Đông cho nông dân.

Những thiệt hại do bão, lũ gây ra không thể một sớm một chiều có thể giải quyết ngay được, đặc biệt là đối với các nông hộ, hợp tác xã sản xuất với quy mô lớn, bão lũ qua đi nhưng để lại những khoản nợ ngân hàng không biết đến khi nào trả được. Chính quyền các địa phương cần khẩn trương vào cuộc, phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhanh chóng thống kê, xác nhận thiệt hại để có biện pháp khoanh nợ, giảm lãi xuất, xóa lãi cho người dân. Đồng thời có các giải pháp để người dân tiếp tục tiếp cận được nguồn vốn, từ đó mới mở ra cơ hội tái sản xuất, tái đàn, mang lại sinh kế bền vững cho người dân.

Tại Hội nghị Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, nhiều doanh nghiệp đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ nguồn hỗ trợ đến các địa phương có nhu cầu, để các công ty có thể trực tiếp giao hàng đến tay bà con nông dân, giúp việc phục hồi sản xuất diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một số doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ người dân về giống, vật tư và tiền mặt: Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam hỗ trợ giống và hiện vật trị giá 3 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Thaibinh Seed hỗ trợ 30 tấn giống ngô và 20 tấn lúa giống trị giá  3 tỷ đồng; Công ty TNHH Bayer Việt Nam hỗ trợ 20 tấn ngô giống trị giá 2,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam hỗ trợ giống và tiền mặt trị giá 1,2 tỷ đồng; Công ty CP Phân bón Bình Điền hỗ trợ vật tư nông nghiệp trị giá 3 tỷ đồng...  

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm