Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗi lo bùng phát dịch cúm gia cầm

Thứ năm, 23/02/2012 - 21:32

(Thanh tra)- Kết quả thống kê được công bố ngày 23/2 tại hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch cúm gia cầm (CGC) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cho biết: Từ đầu năm đến nay, dịch CGC đã xảy ra ở 30 xã, phường của 23 huyện, quận thuộc 12 tỉnh, thành phố là: Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bắc Ninh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 35.130 con.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch cúm gia cầm

* Cuối tháng 2/2012 phải có kết quả của biến chủng vi-rút H5N1

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đề nghị 12 tỉnh, thành phố có dịch tiếp tục quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp; không để tình trạng thiếu vắc-xin tiêm phòng dịch.

Các địa phương quyết liệt phòng, chống dịch

Đại diện tỉnh Hải Dương cho biết, 5 năm qua, dịch CGC xuất hiện ở địa phương vào các năm 2007, 2008 và 2012 với tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 4.100/10,5 triệu con gia cầm. Năm nay (ngày 10/2/2012), ngay khi phát hiện có dịch, tỉnh đã triển khai các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch. Cụ thể, ra quyết định công bố dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiến hành tiêu hủy gia cầm bị dịch; cấp ngay 10,5 tấn thuốc sát trùng bao vây, tiêu độc khử trùng, hỗ trợ tiêu hủy. Tuy nhiên, do các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại rất kém; việc kiểm tra các con giống chưa chặt chẽ, nhất là chưa xác định tuýp CGC là loại nào nên tỉnh khó xử lý. “Đề nghị Cục Thú y xác định tuýp CGC ở Hải Dương là loại nào để có vắc-xin tiêm phòng hiệu quả và đề nghị cấp 500.000 liều vắc xin CGC”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương nhấn mạnh.

Còn ở Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, dịch CGC đã xảy ra trên 9 huyện. Tỉnh này đã tiêu hủy hơn 13.000/17 triệu con gia cầm của 440.000 hộ chăn nuôi. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ khi có hiện tượng gia cầm mắc bệnh và chết tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh đã tiêu hủy hơn 2.000 con. Tiếp đó, tình hình dịch phức tạp vẫn diễn ra, tỉnh đã có công điện yêu cầu báo cáo dịch hằng ngày. Một cán bộ thú y, do chậm phát hiện và xử lý đã bị đình chỉ công tác. Hiện, tỉnh đã tiêm 1,2 triệu liều vắc-xin H5N1.

Một số địa phương khác như: Quảng Nam, Sóc Trăng, Quảng Trị… cũng đã và đang quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nỗi lo vịt chạy đàn

Cục Thú y nhận định, thời gian này thời tiết diễn biến bất thường làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm. Phía Bắc thì rét đậm rét hại, kết hợp với mưa phùn. Còn mùa khô ở phía Nam lại có nhiều mưa to. Đặc biệt, tại đồng bằng sông Cửu Long đang mùa thu hoạch lúa, vì vậy, thói quen chăn thả đàn vịt chạy đồng đang lớn lên cùng nỗi lo bùng phát dịch CGC. Chưa kể tỷ lệ tiêm vắc-xin trên đàn gia cầm, thủy cẩm nhỏ lẻ khó có thể kiểm soát hết…

Bên cạnh đó, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới. Và, sau Tết Nguyên đán, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước tăng cao... cũng là nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.

“Qua kết quả kiểm tra vừa kết thúc tại 30 tỉnh, thành phố, tỷ lệ lưu hành vi-rút bình quân hơn 4%, trên đàn vịt là khoảng 10%. Một số tỉnh như Thanh Hóa, Cà Mau, đặc biệt là Hà Tĩnh, tỷ lệ lưu hành vi-rút lên tới 25%. Như vậy, dịch CGC có nguy cơ xảy ra ở bất cứ khi nào, chỗ nào”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần lo lắng.

Nhiều địa phương cho rằng, việc tiêm phòng vắc-vin RE-5 vẫn đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong lúc chưa xác định được chính xác chủng vi-rút biến đổi thì Bộ NN&PTNT vẫn tiếp tục cho tiêm phòng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long đạt hiệu quả 100%. Đồng thời, đối với đàn dưới 2.000 con, thậm chí là đàn nhỏ lẻ dưới 50 con vẫn tiêm phòng bình thường. Đặc biệt, nơi có dịch phải xử lý nhanh, không để chạy dịch, giấu dịch… Tất cả địa phương phải quyết liệt không để dịch CGC bùng phát và có thể gây chết người.

Ông Diệp Kỉnh Tần đề nghị Cục Thú y cân đối bảo đảm cung cấp vắc-xin và hóa chất, tránh để địa phương có dịch bị thiếu. Đồng thời, phối hợp với nhà sản xuất nhanh chóng cho ra vắc-xin CGC sản xuất trong nước (được nhận định là có hiệu lực cao) để chủ động tiêm phòng cùng với nhiều biện pháp phòng, chống dịch khác.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu cuối tháng 2/2012 phải có kết quả của biến chủng vi-rút H5N1 ở từng địa phương để nghiên cứu các biện pháp tiếp theo.


Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm