Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều địa phương chống dịch kiểu đối phó

Thứ năm, 14/06/2012 - 14:01

(Thanh tra)- Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Diệp Kỉnh Tần về công tác phòng, chống dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2012, khiến dịch tai xanh còn dây dưa kéo dài.

Cần có cơ chế tín dụng đặc biệt để cứu các hộ và trang trại chăn nuôi

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 2 tuần qua, toàn quốc không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng. Tuy nhiên, dịch lợn tai xanh vẫn xuất hiện thêm tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Bạc Liêu, bên cạnh 5 tỉnh có dịch cũ chưa qua 21 ngày là Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Điện Biên, Lai Châu.

Theo thống kê của Cục Thú y, 6 tháng đầu năm, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 71 xã, 47 huyện, quận thuộc 20 tỉnh, TP làm 20.522 con gia cầm mắc bệnh; phải tiêu hủy gần 86.600 con. Đối với dịch lở mồm long móng xảy ra tại 26 xã của 7 tỉnh, TP đã tiêu hủy 865/2.082 con gia súc. Đáng lo ngại, dịch tai xanh đến nay đã xảy ra tại 123 xã, phường, thị trấn thuộc 11 tỉnh, TP là Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn và Bạc Liêu làm 33.778 con mắc bệnh và 21.708 con phải tiêu hủy.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm nhận định, so với thời điểm này năm trước thì năm nay dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng không còn xuất hiện và được kiểm soát rất tốt. Tuy nhiên, dịch tai xanh ở lợn lại tăng gấp đôi và con số này vẫn chưa dừng lại. Cá biệt một số tỉnh làm dây dưa kéo dài dịch từ 3 - 4 tháng. Các ổ dịch đầu tiên thường được phát hiện chậm, ý thức phòng, chống dịch của chính quyền địa phương và người dân chưa cao nên dịch lây lan nhanh. “Qua kiểm tra cho thấy, nhiều địa phương chính quyền phòng, chống dịch theo kiểu đối phó”, Thứ trưởng Tần khẳng định.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm sẽ thống nhất chỉ định thầu với việc cung ứng vắc xin tai xanh cũng như chỉ định giá (theo khung Bộ Tài chính quy định cách đây 5 tháng) để giảm bớt thủ tục cấp phát vắc xin, khẩn trương phòng chống dịch.

Đáng nói là, dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm cùng với thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và tình hình kinh tế khó khăn đã tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Cục Chăn nuôi xác nhận, giá thịt lợn đến thời điểm này đã giảm tới 18%, thịt gia cầm giảm từ 20 - 25% và trứng gia cầm giảm tới 40% so với đầu năm. Nhiều hộ chăn nuôi đã giảm đàn, thậm chí “treo” chuồng nghỉ nuôi. Nhiều ý kiến lo lắng, nếu không có biện pháp tháo gỡ duy trì hoạt động chăn nuôi ở các trang trại, hộ chăn nuôi thì nguy cơ thiếu nguồn cung thịt, trứng sẽ trở thành hiện thực trong khoảng 4 tháng nữa và thị trường Việt Nam lại quay sang nhập thịt như năm trước.


Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm