Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghị trường năm 2019: Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm

Thứ ba, 24/12/2019 - 09:57

Năm 2019 Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong cả hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Nghị trường năm 2019: Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm

Kết thúc năm 2019, Quốc hội đã có một năm hoạt động sôi nổi và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hoàn thành một khối lượng lớn công việc cả trong hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Những phiên thảo luận sôi nổi tại Nghị trường và tại các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; những phát biểu thẳng thắn, trực diện của các đại biểu quốc hội và những quyết định thận trọng đã thể hiện trách nhiệm cao của Quốc hội trước cử tri và nhân dân cả nước.Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm“Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm” đó là cảm nhận chung của nhiều đại biểu và cử tri về những hoạt động của Quốc hội trong năm 2019, cũng là năm đất nước tiếp tục có nhiều chuyển biến rất tích cực. Có thể thấy, tất cả những chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội đề ra trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương đều đạt và vượt. Trong thành công chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của hoạt động Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội. Vui mừng, tự hào với những thành tích, kết quả đã đạt được, đồng thời cần nhìn nhận sâu hơn rằng, để có được những thành tích đó là nỗ lực chung của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, từng ngành, từng cấp và của mỗi đại biểu dân cử.Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệmĐại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, năm 2019, với chức năng là cơ quan dân cử, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện trách nhiệm, tinh thần của mình với cử tri, với nhân dân trong hoạt động ở nghị trường và địa phương, trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Đặc biệt hoạt động Quốc hội ở Nghị trường, các đại biểu Quốc hội đã để lại dấu ấn quan trọng, đem lại niềm tin của đại biểu dân cử đối với người dân. Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, đầy trách nhiệm và phản biện các dự án Luật do cơ quan soạn thảo trình ra. Đại biểu Phạm Văn Hòa,Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, năm 2019, Quốc hội đã hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật, thông qua 18 Luật tại kỳ họp thứ 7 và 8 làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Những phiên thảo luận sôi nổi về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); hay Bộ Luật lao động (sửa đổi) đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội, là điểm nhấn chú ý trong năm qua.Sau 3 kỳ cho ý kiến, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi), quy định về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Bộ luật sau khi được thông qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cử tri và nhân dân. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, quy định điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thể hiện quan điểm “đón đầu” thách thức già hóa dân số cũng như giải quyết một mục tiêu bao trùm là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo tăng trưởng xã hội.“Bộ Luật Lao động được thông qua, có những nội dung vấn đề tác động vài chục năm. Đây là dịp mà chúng ta đưa những vấn đề đã cam kết trong công ước quốc tế cũng như các Hiệp định thương mại. Trong sân chơi chung, chúng ta nội luật hóa để phù hợp với sự vận hành chung của quốc tế nhưng cũng là phù hợp với điều kiện của Việt Nam”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay. Tiếp nối sự đổi mới trong hoạt động chất vấn từ những năm trước, năm 2019 lần đầu tiên Quốc hội áp dụng “trí tuệ nhân tạo”, với phần mềm giúp chuyển tiếng nói thành chữ chạy trên màn hình của chủ tọa đã khiến cho việc điều hành chính xác hơn. Vì thế, phần trả lời chất vấn rất đầy đủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời hàng loạt vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đặt ra thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Quán triệt tinh thần không được đùn đẩy trách nhiệm, đi thẳng vào vấn đề, phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng đã làm rõ được trách nhiệm thuộc lĩnh vực quản lý và đề ra được nhiều giải pháp trong thời gian tới.Quốc hội thể hiện rõ chức năng giám sát tối cao Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quá trình chất vấn, ông thấy kỳ cuối của nhiệm kỳ, các bộ trưởng có kinh nghiệm, kỹ năng và nắm chắc công việc của ngành nên đã trả lời chắc chắn, đầy đủ các ý kiến xác đáng. Tuy nhiên, cách trả lời chất vấn, cách diễn đạt của các bộ trưởng khác nhau. Có người trả lời tốt nhưng có những bộ trưởng trả lời rất dài. Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 8. (ảnh: Quochoi.vn) Bên cạnh công tác xây dựng luật và chất vấn, năm 2019, Quốc hội cũng thể hiện rõ chức năng giám sát tối cao thông qua hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội với những vấn đề nóng, cử tri đặc biệt quan tâm như nguyên nhân của các vụ khiếu kiện phức tạp, hay tiến độ không ít công trình trọng điểm của quốc gia vẫn còn chậm, hay như việc giám sát việc quy hoạch quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, và giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018.Năm 2019, Quốc hội cũng đã thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước thể hiện qua việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về vấn đề này, định hướng mục tiêu đến năm 2030, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Có thể xem đây là lần đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết lớn về đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với gì đồng bào dân tộc miền núi. Đây cũng là dịp chúng ta tiếp tục tri ân và thể hiện trách nhiệm của mình đối với vùng còn khó khăn để giúp cho vùng này phát triển cùng đất nước và đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này là những điểm mang tính nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chính sách của đồng bào dân tộc và những mục tiêu cần giải quyết”.Với một năm hoạt động sôi nổi và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, năm 2019 Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, thu được nhiều kết quả quan trọng trong cả hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. cử tri tin tưởng vào những lời hứa và cách làm của Chính phủ, cũng như các thành viên Chính phủ khi trả lời chất vấn trước Quốc hội sẽ thực thi hiệu quả các biện pháp đề ra, nhằm đưa đất nước phát triển ổn định./.Theo Lại Hoa/VOV1

Kết thúc năm 2019, Quốc hội đã có một năm hoạt động sôi nổi và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hoàn thành một khối lượng lớn công việc cả trong hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Những phiên thảo luận sôi nổi tại Nghị trường và tại các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; những phát biểu thẳng thắn, trực diện của các đại biểu quốc hội và những quyết định thận trọng đã thể hiện trách nhiệm cao của Quốc hội trước cử tri và nhân dân cả nước.Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm“Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệm” đó là cảm nhận chung của nhiều đại biểu và cử tri về những hoạt động của Quốc hội trong năm 2019, cũng là năm đất nước tiếp tục có nhiều chuyển biến rất tích cực. Có thể thấy, tất cả những chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội đề ra trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương đều đạt và vượt. Trong thành công chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của hoạt động Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội. Vui mừng, tự hào với những thành tích, kết quả đã đạt được, đồng thời cần nhìn nhận sâu hơn rằng, để có được những thành tích đó là nỗ lực chung của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, từng ngành, từng cấp và của mỗi đại biểu dân cử.Sôi nổi, đổi mới và trách nhiệmĐại biểu Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, năm 2019, với chức năng là cơ quan dân cử, các đại biểu Quốc hội đã thể hiện trách nhiệm, tinh thần của mình với cử tri, với nhân dân trong hoạt động ở nghị trường và địa phương, trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Đặc biệt hoạt động Quốc hội ở Nghị trường, các đại biểu Quốc hội đã để lại dấu ấn quan trọng, đem lại niềm tin của đại biểu dân cử đối với người dân. Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, đầy trách nhiệm và phản biện các dự án Luật do cơ quan soạn thảo trình ra. Đại biểu Phạm Văn Hòa,Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, năm 2019, Quốc hội đã hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật, thông qua 18 Luật tại kỳ họp thứ 7 và 8 làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Những phiên thảo luận sôi nổi về Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); hay Bộ Luật lao động (sửa đổi) đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội, là điểm nhấn chú ý trong năm qua.Sau 3 kỳ cho ý kiến, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật lao động (sửa đổi), quy định về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Bộ luật sau khi được thông qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cử tri và nhân dân. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, quy định điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thể hiện quan điểm “đón đầu” thách thức già hóa dân số cũng như giải quyết một mục tiêu bao trùm là vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo tăng trưởng xã hội.“Bộ Luật Lao động được thông qua, có những nội dung vấn đề tác động vài chục năm. Đây là dịp mà chúng ta đưa những vấn đề đã cam kết trong công ước quốc tế cũng như các Hiệp định thương mại. Trong sân chơi chung, chúng ta nội luật hóa để phù hợp với sự vận hành chung của quốc tế nhưng cũng là phù hợp với điều kiện của Việt Nam”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay. Tiếp nối sự đổi mới trong hoạt động chất vấn từ những năm trước, năm 2019 lần đầu tiên Quốc hội áp dụng “trí tuệ nhân tạo”, với phần mềm giúp chuyển tiếng nói thành chữ chạy trên màn hình của chủ tọa đã khiến cho việc điều hành chính xác hơn. Vì thế, phần trả lời chất vấn rất đầy đủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời hàng loạt vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đặt ra thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Quán triệt tinh thần không được đùn đẩy trách nhiệm, đi thẳng vào vấn đề, phần trả lời chất vấn của các Bộ trưởng đã làm rõ được trách nhiệm thuộc lĩnh vực quản lý và đề ra được nhiều giải pháp trong thời gian tới.Quốc hội thể hiện rõ chức năng giám sát tối cao Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quá trình chất vấn, ông thấy kỳ cuối của nhiệm kỳ, các bộ trưởng có kinh nghiệm, kỹ năng và nắm chắc công việc của ngành nên đã trả lời chắc chắn, đầy đủ các ý kiến xác đáng. Tuy nhiên, cách trả lời chất vấn, cách diễn đạt của các bộ trưởng khác nhau. Có người trả lời tốt nhưng có những bộ trưởng trả lời rất dài. Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 8. (ảnh: Quochoi.vn) Bên cạnh công tác xây dựng luật và chất vấn, năm 2019, Quốc hội cũng thể hiện rõ chức năng giám sát tối cao thông qua hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội với những vấn đề nóng, cử tri đặc biệt quan tâm như nguyên nhân của các vụ khiếu kiện phức tạp, hay tiến độ không ít công trình trọng điểm của quốc gia vẫn còn chậm, hay như việc giám sát việc quy hoạch quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, và giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018.Năm 2019, Quốc hội cũng đã thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước thể hiện qua việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về vấn đề này, định hướng mục tiêu đến năm 2030, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Có thể xem đây là lần đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết lớn về đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với gì đồng bào dân tộc miền núi. Đây cũng là dịp chúng ta tiếp tục tri ân và thể hiện trách nhiệm của mình đối với vùng còn khó khăn để giúp cho vùng này phát triển cùng đất nước và đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này là những điểm mang tính nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chính sách của đồng bào dân tộc và những mục tiêu cần giải quyết”.Với một năm hoạt động sôi nổi và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, năm 2019 Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, thu được nhiều kết quả quan trọng trong cả hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. cử tri tin tưởng vào những lời hứa và cách làm của Chính phủ, cũng như các thành viên Chính phủ khi trả lời chất vấn trước Quốc hội sẽ thực thi hiệu quả các biện pháp đề ra, nhằm đưa đất nước phát triển ổn định./.Theo Lại Hoa/VOV1

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm