Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/05/2011 - 09:03
(Thanh tra)- Viện Địa lý tài nguyên TP HCM, Đoàn Địa chất thủy văn và địa chất công trình 707 (Liên đoàn Địa chất thủy văn và địa chất công trình miền Trung) vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tiến hành khảo sát hiện tượng nứt đất tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh.
Bà Nguyễn Thị Huệ bên căn nhà của mình đã bị sup đổ hoàn toàn
Bước đầu, các nhà khoa học đưa ra nhận định: Hiện tượng nứt đất này không phải do tụt mực nước ngầm, cũng không do việc khai thác bùn (cách khu vực nứt đất có một đơn vị khai thác bùn) gây nên. Hiện tượng này có liên quan đến khả năng “tai biến” địa chất vì đây là khu vực nằm trên đới đứt gãy Bảo Lâm (Lâm Đồng) - Tam Hiệp (Đồng Nai).
Hiện tượng nứt đất nói trên xảy ra tại tổ 5, khu phố I, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Những người dân trong khu vực cho biết, hiện tượng này bắt đầu xảy ra từ ngày 29/4 và kéo dài đến ngày 8/5 với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của đoàn khảo sát, trong khu vực (chủ yếu nằm trong khu phố I của thị trấn Di Linh) có khá nhiều vết nứt với độ rộng bề mặt có nơi lên đến trên 20cm, chiều dài nhiều vết nứt hiện đã lên đến hơn 500m. Đặc biệt, có những vết nứt đi ngang qua đường lộ làm bề mặt trải nhựa của đường bị xé toạc. Đồng thời, các vết nứt còn đi qua nhiều nhà dân (hiện đoàn ghi nhận có ít nhất 20 căn nhà bị ảnh hưởng) khiến nhiều người dân trong vùng rất hoang mang. Trong 20 căn nhà bị ảnh hưởng, nặng nhất là 2 ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Huệ và nhà của ông Lê Khả Toàn trên đường Nguyễn Văn Trỗi (khu phố I). Riêng ngôi nhà cấp 4 rộng khoảng 30m2 của bà Nguyễn Thị Huệ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Bà Huệ cho biết: “Vết nứt đi ngang qua nhà tôi từ 1 tuần trước. Ban đầu, nó rộng chỉ vài cm, sau lớn dần lên, khiến cho tường nhà nghiêng và bị “xé”. Sau đó vài ngày, cả ngôi nhà đổ sụp xuống”.
Ông Lương Văn Ngự, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cho biết, thực ra, hiện tượng nứt đất ở Di Linh không phải lần đầu tiên xảy ra tại Lâm Đồng. Từ năm 2002 - 2005, tại khu vực núi Voi thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (gần đèo Prenn, Đà Lạt) cũng đã xảy ra hiện tượng nứt đất và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể, năm 2005, nhiều vết nứt xuất hiện tại thôn Đarahoa của xã Hiệp An, huyện Đức Trọng khiến cho người dân trong vùng một phen hoang mang. Trước đó, hiện tượng tương tự cũng xảy ra tại Hiệp An. Tuy nhiên, theo kết luận của cơ quan chức năng thì những lần nứt đất trước đây ở Lâm Đồng đều do tình trạng khai thác nước ngầm một cách quá mức, còn lần này ở Di Linh thì khác.
Trong các ngày 7 - 8/5, qua quan sát hiện trường, một số nhà khoa học chuyên ngành đưa ra nhận định: Hiện tượng nứt đất ở Di Linh còn cho thấy đây là hệ thống khe nứt tách giãn liên quan đến hoạt động trượt êm của đứt gãy đang hoạt động dưới sâu trong lòng đất (không gây động đất). Dự kiến, trong vài ngày tới, đoàn khảo sát sẽ tiến hành khoan để thăm dò địa chất, sau đó mới đưa ra kết luận cuối cùng.
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà