Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không thích thì thôi

Thứ sáu, 21/09/2012 - 06:21

(Thanh tra)- Nghe hay thật! Ngẫm cay thật! Tại sao lại nảy nòi cái loại quan chức địa phương: Thích thì làm, không thích thì thôi như vậy?

Một quan chức của Quốc hội đã công khai bày tỏ sự bất bình về một kiểu giải quyết đơn thư khiếu tố ở nhiều địa phương, tuy chẳng giống ai, nhưng không ai làm gì xử lý được họ, vì họ có chức có quyền, họ được dân bầu lên, tín nhiệm cực cao luôn, họ đứng đầu sở, đầu tỉnh…

Họ đã như thế thì dân kêu mãi cũng đâu thấu trời? Đơn thư mãi tồn đọng là đương nhiên! Các lời hứa gió bay từ năm này sang năm khác. Hỏi đã tỉnh nào yếu kém, nhiều đơn thư tồn đọng, phát sinh “điểm nóng”, đoàn này, đoàn kia, thanh tra lên, thanh tra xuống, mỗi năm có khi lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phải mấy lần xuống kiểm tra, nhắc nhở chấn chỉnh, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng…và sau đó đã bị xử lý nghiêm minh, lãnh đạo tỉnh, sở… đã phải kiểm điểm, mất chức, mất lương, mất uy tín, còn dân thì hả dạ, vì lời cầu cho bọn gian tham chết hết có cơ thành hiện thực...

Nhưng mà, sự việc trên đã không xảy ra… Không có! Không xử lý! Chỉ có khen mấy anh có cố gắng, làm tốt. Còn các anh “thích thì làm, không thích thì thôi” thì cho qua!

“Cho qua” là làm hại dân, làm hại nước. Vì dân kêu, dân khổ, tội dân và làm dân mất tin tưởng ở kiểu cách giải quyết đơn thư tùy tiện, được chăng hay chớ: Người bảo đúng, kẻ bảo sai, lên trên nữa thì bảo làm lại! Thế có khác gì các xét nghiệm triền miên ở nhiều bệnh viện vì bác sĩ không tin ở kết quả và năng lực của nhau cũng như của máy móc hiện đại.

Còn việc “cho qua” là làm hại nước là ở chỗ: Năm nào cũng báo cáo địa phương A giải quyết trên 90% đơn thư khiếu tố; năm nào cũng báo cáo giải quyết cơ bản đơn thư vượt cấp do trên chuyển về… Nhưng rồi, 10 năm, có khi 20 năm những đơn thư cũ vẫn chưa giải quyết xong. Vậy là hại nước, vì đền bù giải phóng mặt bằng nếu hợp tình hợp lý thì chỉ có vài chục triệu mỗi hộ nay đã thành hàng trăm triệu mỗi hộ.

Còn cơ quan Nhà nước thì tốn công văn, giấy mực, họp lên, họp xuống, đổ mãi lỗi cho nhau. Có khi 3, 4 khóa bầu cử cái việc con con vẫn còn. Dân vẫn còn nhớ từng đời lãnh đạo thanh tra, lãnh đạo cục, vụ, chánh thanh tra bộ, sở… ông nào nói đúng, ông nào phán chung chung, ông nào thanh liêm, vì dân, ông nào chỉ giỏi nhận phong bì, ông nào sửa kết luận sai thành đúng, ông nào bỏ phần quan trọng, quy trách nhiệm trong việc tiếp dân ở cơ sở, ở Trung ương… Dẫn đến, không xử lý được quan lại thì vụ việc cứ tồn đọng mãi, chưa chết ai, là đương nhiên!

Làm việc như thế, hại nước như thế là rõ. Một việc làm mãi không xong mà ai cũng được khen, được thưởng… thì sao gọi là có ích cho dân, cho nước được?

Đơn thư tồn đọng, nói như lãnh đạo cao nhất của Quốc hội: Phải phân loại, phải thống kê số quyết định, phải tìm rõ nguyên nhân. Luật chưa phù hợp phải sửa. Quyết định đúng mà dân vẫn chưa đồng tình, chứng tỏ chưa có lợi thật sự cho dân… Sao chúng ta sống, làm việc vì dân mà cái việc sát sườn ấy cũng không chịu hiểu, cứ sợ dân giàu, thì làm sao ta chống được kẻ thù bên ngoài?

Làm sao có những việc lãnh đạo cao nhất giải quyết vừa nhanh, vừa gọn, mà cấp dưới cứ loay hoay? Có phải vì chúng ta chưa tận tâm, chưa vì dân, làm việc theo kiểu quan liêu, “cơm vua ngày trời”, “không làm cũng được” và cuối năm cũng nhận thưởng, cũng vui vẻ như ai? Chúng ta còn tham mưu chưa giỏi, còn né tránh những vụ việc phức tạp, khó nhằn… Chúng ta đưa đẩy để cấp trên hiểu rằng việc rất khó; chúng ta quát lác với dân, với cấp dưới để thể hiện cái oai, cái oách, chúng ta than thân, trách phận, đổ lỗi cho ông này bà kia… chẳng qua là việc làm rất hình thức, phô trương hoàn cảnh và cuộn dần vào chủ nghĩa cá nhân nhơ nhớp, hèn đớn!
        
Có lãnh đạo tự phản biện, nói như xát muối vào mặt đồng nghiệp: Lãnh đạo ký sai, dân khiếu nại, lại chính lãnh đạo đó giao cho cấp phó của mình xem xét, xử lý. Cấp phó ngại lại giao tiếp cho chánh thanh tra hoặc giám đốc sở chức năng giải quyết, trả lời đơn thư…Vậy thì, vạn kiếp khiếu nại đó cũng không được giải quyết có lý, có tình!
         
70% đơn thư tồn đọng có thể là do cách giải quyết kiểu này. Làm cũng được, không làm cũng được, hay thích thì làm… Ngành Thanh tra liệu có đủ sức chống lại nạn quan liêu này không?


         Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm