Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khó mấy cũng làm được

Thứ sáu, 23/11/2012 - 06:47

(Thanh tra)- Đó là điều các đời lãnh đạo ngành Thanh tra nhận thấy ở tờ báo thân thiết của ngành. Vì sao viết về ngành lại khó? Và, vì sao lãnh đạo và phóng viên làm được?

Câu hỏi đó các báo bạn đều thấy, còn cán bộ, thanh tra viên các cấp thì hiểu hết, thông cảm và luôn tạo điều kiện giúp đỡ tờ báo - gương mặt của ngành, công cụ chống tham nhũng hữu hiệu, với tiếng nói cổ vũ và tuyên truyền sắc bén.

Viết về ngành không chỉ khó mà còn khổ và phải hết sức khéo léo, thận trọng. Điều này ai cũng biết. Tài liệu là mật, tối mật từ giấy giới thiệu, kế hoạch, danh sách đoàn, biên bản xác minh, dự thảo kết luận… Thậm chí, các công văn trao đổi đi đến đã in đầy trên các báo hoặc có người còn đề nghị ghi ký hiệu trên lịch làm việc vì sợ dân khiếu kiện có thông tin, vây lãnh đạo đòi nọ kia…

Giấy tờ đã thế. Còn công việc và con người xem ra cũng có những điều tựa như bí ẩn. Có lãnh đạo đoàn thanh tra đang thao thao báo cáo, sực nhớ đến một số vấn đề chưa được công khai, lập tức nói lý nhí như người hụt hơi. Có người chưa được biết cứ xoáy hỏi: Tại sao tập đoàn này có kế hoạch thanh tra nửa năm trời mà lại cứ vào vào, ra ra như chuẩn bị biểu diễn chứ không có báo cáo rõ ràng, minh bạch? Thiện chiến, đánh đấm, thanh tra kiểu gì? Người bị chất vấn càng rối, cứ như trả lời trước Quốc hội, lãnh đạo phải giơ đầu gỡ rối…

Cuộc giao ban xong, báo chí nghe cứ như vịt nghe sấm, toàn số liệu, năm nào cũng thắng, cũng thu hồi, tiền thì thật to, thật nhiều, chống tham nhũng thì thật hùng mạnh, nhưng đối tượng đang kiện, đang khiếu nại… không chịu nộp tiền. Thì ra, họ cũng có một đội ngũ luật sư và báo chí làm “thầy cò”.

Vậy là, báo ngành cũng bị cắt nguồn. Sự giao lưu nồng mặn “vì sự nghiệp” cũng teo tóp dần vì sợ bị dị nghị, dèm pha. Thậm chí, các cộng tác viên “gạo cội” đang khởi sắc, đang được nâng nưu, bồi dưỡng cũng héo hắt dần. Thông tin như nhựa sống của ngành và báo ngành “bị lép”, khô dần và rút vào “bí mật”.

Lãnh đạo báo nhắc nhở phóng viên: Mình cũng tìm cách “mua thông tin” như các báo lớn khác. Nhưng, phóng viên Báo Thanh tra lấy đâu ra nhiều tiền để cạnh tranh, để đổi mới, để phục vụ tốt hơn nữa? Kỳ thực, họ đã hoạt động như những thanh tra viên. Nghĩa là, bám sát các vụ việc khiếu tố tồn đọng có, đang thanh tra có, xử lý sau thanh tra có, giải toả có, chuyển đơn thư có… và “chỉ có tuân theo pháp luật”. Nhưng, họ không hề được hưởng lương Nhà nước để làm công tác tuyên truyền, họ “ăn theo” sản phẩm báo chí. Đó là sự tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công khai cổ vũ cho lẽ phải, tích cực chống tiêu cực, tha hoá trong bộ máy hành chính… và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp, thành tích cho các cơ quan, đơn vị, đến tận trường học, xã phường, bệnh viện, xưởng máy, chợ búa… Khó, khô, khổ là như vậy. Khéo léo để tồn tại và phát triển cũng là điều khó ai làm được!

Có một điều, nhiều đoàn thanh tra ngạc nhiên là nhiều bài viết cô đọng, chặt chẽ, áp dụng các điều luật đâu ra đấy, định công tội, sai phạm các cơ quan đơn vị vi phạm rõ ràng. Hỏi gay gắt, xoáy vào tim óc, trút tất cả căm thù vào tội lỗi của kẻ có hành vi tham nhũng, côn đồ, dù kẻ đó đương chức, đương quyền. Nhưng, bao giờ cũng vậy, chúng chỉ dám cưỡng lại “vài chưởng” là “giơ tay đầu hàng”, xin khắc phục sửa chữa… Và, kẻ đó, có khi ở hàng “quan lại” cấp bộ có, tỉnh có, tổng cục có, tập đoàn có. Rất… biết điều, rất biết ơn tờ báo và tác giả!

Vì sao vậy? Vì họ biết được lợi khí của công khai. Chỉ có công khai mới đáng sợ, chỉ có công khai mới không mua bán, ngã giá… Và, khi báo chí đã có hồ sơ thì tốt nhất là đầu hàng! Phẩm chất và ý chí của lãnh đạo và phóng viên là sự quyết liệt giữ vững bản chất, tôn chỉ Báo Thanh tra - tờ báo được nhiều người yêu mến!


Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm