Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khi cơ quan xét xử không được “giao việc”!

Thứ tư, 23/02/2011 - 15:30

(Thanh tra)- Ông Trần Trọng Thành (trú tại một tỉnh phía Nam) gửi đơn đến UBND huyện, công an huyện, tố cáo (TC) chủ tịch UBND xã vi phạm pháp luật đất đai, tham nhũng, yêu cầu xử lý hình sự ông này. Tuy nhiên, đơn TC không được cả 2 cơ quan giải quyết trong thời hạn luật định.

Ông Thành hỏi: Việc chậm trễ này có thể xem là “hành vi hành chính” của người có thẩm quyền trong không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật hay không? Đối với loại hành vi hành chính này, nếu tôi khởi kiện ra Tòa Hành chính, thì cơ quan xét xử có thụ lý giải quyết không?

Ông Thành hỏi tiếp: Điều 39 Luật Khiếu nại (KN), TC quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật KN,TC mà KN không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết KN lần đầu mà người KN không đồng ý thì có quyền KN đến người có thẩm quyền giải quyết KN lần hai hoặc “khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án”. Căn cứ quy định này, nếu tôi đã có đơn KN (lần đầu) gửi người có hành vi hành chính “chậm trễ trong giải quyết TC”, nhưng sau đó, không đồng ý với quyết định giải quyết  thì phải chăng tôi vẫn có quyền khởi kiện “ông ta” ra tòa án?

Ý kiến của chúng tôi:

Theo khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì “hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”. Căn cứ giải thích vừa nêu thì thấy ở tình huống này, sự “chậm trễ trong giải quyết TC” được xem là một loại “hành vi hành chính”. Tuy nhiên, đối với loại “hành vi hành chính” này, pháp luật (nói chung) và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (nói riêng) không quy định việc giải quyết thuộc thẩm quyền của tòa án.

Về câu hỏi thứ hai của ông Thành, Luật KN,TC nêu điều kiện phải có để nguyên đơn có thể khởi kiện vụ án hành chính. Nhưng, loại hành vi hành chính nào bị khởi kiện mà Tòa án được phép thụ lý để xét xử thì lại được quy định ở văn bản pháp luật khác (Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - Điều 11). Do không được Pháp lệnh “giao việc” xét xử hành vi “chậm trễ trong giải quyết TC” bị khởi kiện, nên chắc chắn tòa án sẽ từ chối thụ lý. Khác với hoạt động kinh doanh (được làm những gì pháp luật không cấm), tòa án là cơ quan Nhà nước nên trong thi hành công vụ, chỉ được phép làm những gì “pháp luật quy định”; những gì pháp luật “không quy định” (tức không được “giao việc”) thì không được làm! Một dẫn chứng: Khoản 19 Điều 11 Pháp lệnh cho phép toà án xét xử khiếu kiện “quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương  trở xuống”. Nghĩa là, nguyên đơn chỉ có thể khởi kiện bị đơn giữ chức vụ bộ trưởng hoặc tương đương (người có thẩm quyền buộc thôi việc vụ trưởng) trở xuống. Còn đối với người có chức vụ cao hơn vụ trưởng (như thứ trưởng) bị kỷ luật buộc thôi việc, thì cho dù vị này bất bình, khởi kiện, toà án cũng từ chối thụ lý, vì cơ quan xét xử không được giao xét xử loại việc này.

Ngoài ra, đối với đơn TC gửi công an huyện, đề nghị xử lý hình sự người vi phạm, nhưng không được cơ quan điều tra giải quyết trong thời hạn luật định: Ông Trần Trọng Thành có thể thực hiện quyền của mình KN hoặc TC theo các quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự (từ Điều 325 đến Điều 339). Các quy định của Luật KN,TC hay của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không điều chỉnh trường hợp này.

Dù sao, sự việc nêu trên đã phản ánh bất bình của người dân, đồng thời cũng nói lên cách làm việc tắc trách của cơ quan Nhà nước, cần phải được phê phán mạnh mẽ, rút kinh nghiệm chung.

Sau cùng, thiết nghĩ, pháp luật nên nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép tòa án được xét xử và có hình phạt đối với người thiếu trách nhiệm trong giải quyết TC.

Luật gia Nguyễn Chấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm