Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ tư, 15/11/2023 - 11:03
(Thanh tra) - Điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi nhưng “hằng số văn hóa thầy - trò” vẫn tồn tại. Vấn đề là làm sao để “thầy ra thầy và trò ra trò”, tránh những hành vi và suy nghĩ sai lệch của cơ chế thị trường len lỏi làm ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ thầy - trò.
Ảnh minh họa: Báo Thanh tra
Người ta có thể thấy những sáng tác ca khúc về nhà giáo rất nhiều, nhưng với nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy có một nhạc phẩm rất độc đáo và nổi tiếng mang tên "Người thầy". Bài hát này được đánh giá cao với ca từ và âm nhạc hòa quyện, giàu cảm xúc và truyền cảm. Nguồn cảm hứng cho sáng tác này vẫn là ẩn số riêng của tác giả, nhưng bài hát đã khiến nhiều người lớn tuổi đắm chìm trong ký ức về những người thầy đặc biệt của mình. Bởi lẽ, không ai trưởng thành khôn lớn mà không có sự dìu dắt của thầy, cô. Những người đã mang cho mình tri thức, vốn sống và kinh nghiệm để làm hành trang vào đời.
Bài hát mô tả một hình ảnh của người thầy tận tụy, chăm sóc học trò và sống tận hưởng mỗi khoảnh khắc, với đoạn lời: "Vẫn nhớ những khi trời mưa, vẫn chiếc áo vá sờn đôi vai, thầy vẫn đi, buồn, vui lặng lẽ...".
Tuy nhiên, dường như hình ảnh người thầy trong bài hát này ngày nay chỉ còn hiện diện ở những vùng quê nghèo, hay vùng cao, nơi mà những người thầy miệt mài dạy bảo vẫn được duy trì được truyền thống “gieo chữ, trồng người” của nghề giáo, mặc dù ở nơi đó họ đối mặt với những điều kiện khó khăn cả về vật chất lẫn môi trường.
Nghe ca từ trên của bài hát, một số phụ huynh lớn tuổi hoài niệm, nuối tiếc, vì hình ảnh người thầy tận tụy, lặng lẽ, cống hiến như trong bài hát thật hiếm trong các đô thị hiện đại hôm nay.
Nhìn vào xã hội ngày nay, danh xưng "thầy" không chỉ dành cho giáo viên, mà còn cho nhiều nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, chỉ có thầy giáo dạy học để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất với mỗi cá nhân, trở thành những người đồng hành quan trọng cho nhiều người từ niên thiếu đến khi trưởng thành. Với ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, giáo dục và truyền thụ tri thức luôn được xem trọng, khiến người thầy trở thành biểu tượng được xã hội Việt Nam ta luôn kính trọng.
Ngày nay, ở đô thị, hình ảnh hội phụ huynh thăm giáo viên trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành một phong trào mới. Dịp này không chỉ là thời điểm để phụ huynh thể hiện sự quan tâm đến việc học hành của con em, mà còn để thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với người thầy của con em mình.
Khác với quá khứ, học sinh xưa đạp xe đến thăm thầy cô với những món quà giản dị nhưng vô cùng chân thành, tình cảm vào dịp Hiến chương Nhà giáo, nhiều học sinh ngày nay thay đổi cách thể hiện lòng biết ơn bằng việc tặng hoa và quà cho thầy, cô.
Rõ ràng điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi, nhưng “hằng số văn hóa thầy-trò” vẫn tồn tại. Tuy nhiên, thách thức mới là: Làm thế nào để duy trì và giữ gìn hằng số này trong bối cảnh hiện đại. Vấn đề đang đặt ra cho cả hai, cả thầy và trò đều đối mặt với những thử thách cám dỗ mới. Làm sao để “thầy ra thầy và trò ra trò”, tránh những hành vi và suy nghĩ sai lệch của cơ chế thị trường len lỏi làm ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ thầy-trò. Trong tình huống này, ngoài cải cách giáo dục, sự hợp tác của hội phụ huynh và xã hội cũng là quan trọng để giải quyết những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, giúp củng cố quan hệ thầy-trò trong bối cảnh mới.
Nghĩ lại mới thấy thật buồn cho ai “cả đời gieo chữ” mà ít có những học trò ghé thăm. Và cũng thật tủi thân cho những người được học hành đầy đủ mà không kiếm tìm cho mình một người thầy đúng nghĩa. Có những thầy rất giỏi về kiến thức, chuyên môn nhưng vì một vài tính cách cá nhân nào đó, lại không có những học trò thân cận với mình. Có những người dù năng lực trình độ vừa phải nhưng cốt cách hơn người, đọng nhiều giá trị nhân văn, nhân bản, nên tới đâu cũng có học trò vây quanh, thăm hỏi, thật là hành phúc. Có nghĩa là bên cạnh chuyên môn, nhân cách của người thầy mới là yếu tố quyết định trong lòng học trò xem họ liệu có được gọi là thầy.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Văn Thanh
10:28 24/11/2024(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.
Lợi Châu
19:47 23/11/2024Đức Anh
19:47 23/11/2024Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Chu Tuấn - Quang Danh
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình
Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang