Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Trí
Thứ năm, 06/07/2023 - 06:00
(Thanh tra)- Đó là vấn đề không hề đơn giản. Nhiều người thao thao bất tuyệt trên giảng đường nào là lý luận, nào là vấn đề then chốt, bài học, kinh nghiệm, chứng khoán, kế hoạch, mục tiêu cơ bản… Nhiều năm sau nhìn lại, nó không phải như thế, nó uyển chuyển, biến hoá, thay đổi… Nó là cuộc sống!
Nhiều thế hệ trở thành “chuột bạch” cho những thí nghiệm “trời ơi". Ảnh minh họa: Internet
Đó là sự thật. Đã có giáo sư ra oai, đưa lý thuyết cao siêu, khoa học của mình ra thực tiễn, mới hay, bài học cay đắng nhãn tiền là lỗ nặng, thất bại, nợ nần chồng chất… Và phải quay về dạy học mới đủ sống! Thấm thía thì đã muộn: Tuổi cao, sức yếu, lực bất tòng tâm. Càng hiểu rõ thâm ý của tiền nhân: Biết mười dạy một! Như vậy là đã có thực tiễn và bài học kinh nghiệm xương máu. Lý luận và thực tiễn đã được nhào luyện, cuộc sống đã là một minh chứng!
Bài học lớn lao hơn nhiều là: “Trọng thầy mới được làm thầy” hay “muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy”. Đó là bài học đầu tiên về đạo đức, về lễ giáo. Xa hơn, giáo dục phải được đề cao, tôn trọng, phải đi trước một bước! Vậy nhưng, giáo dục của chúng ta, cứ như là tự phát, tự động viên, tự thân… Mạnh ai nấy làm! Thường thì đi sau thiên hạ!
Khi thì bàn làm theo ông A, vì như là có khoa học, có các bước đi, có nhà tài trợ. Khi thì bàn làm theo ông B vì có uy tín, có định hướng. Và thế là nhiều thế hệ trở thành “chuột bạch” cho những thí nghiệm “trời ơi". Và không ai phải chịu trách nhiệm, không ai phải đền bù thiệt hại.
Ví như nhiều năm in sách giáo khoa mới cho nhiều cấp học? Hàng ngàn tỷ đồng trôi theo mưa gió cuộc đời! Việc bàn bạc, thống nhất chương trình, bài vở, toàn giáo sư có cỡ nhưng cố quên “sự nghiệp trồng người” và cố “xài tiền thuế của dân”. Việc giáo dục hướng nghiệp, phân khoa, học đi đôi với hành… cứ gióng trống năm, ba lượt rồi lại quên. 50 năm rồi chưa thấy tổng kết thành quả? Và các triết lý giáo dục đang chìm từ từ!
Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, học trò tự chép lấy sách, chép lấy bài tập, thiếu thốn tứ bề, thầy giáo là tấm gương lao động và học tập. Vậy mà chúng ta có trò giỏi, có các nhà khoa học, Đông, Tây đều ngưỡng mộ. Bây giờ, tiền thì tốn gấp cả ngàn lần mà trò giỏi thì khó kiếm, sách hay thì khó tìm…
Gửi trẻ đã nhiều tiền. Tìm trường công cho con thi thố, học hành các cấp thì thật gian nan. Phát biểu nơi nào có nghị trường thì ai cũng vì tiến triển của xã hội. Nhưng sai quân, sai cán bộ giải quyết đất nhà, vốn liếng, tiền lương cho giáo dục thì không thấy nhắc tay động chân, năm này kéo sang năm khác. Nói gì việc tìm được người tâm huyết với học hành chữ nghĩa, coi trọng nghề nghiệp và sự nghiệp thật khó!
“Thế kỷ vắng anh hùng” (Chế Lan Viên) chăng? Hay giáo dục đang năm chờ tháng đợi!
Chỉ bàn riêng một góc của đời sống, của giáo dục đã thấy không đơn giản chút nào! Nếu bàn sang lương lậu, đất đai, sổ đỏ… và tham nhũng, sẽ thấy việc đóng góp công sức của mỗi chúng ta cho xã hội là vô cùng nhỏ bé!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình