Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/01/2011 - 16:37
(Thanh tra) - Hiện nay, việc thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn, còn manh mún, tự phát, lạc hậu, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Chất thải rắn đổ bừa bãi, xâm lấn đồng ruộng
2020: Mỗi năm 22 triệu tấn chất thải rắn ở đô thị
Đánh giá về sản xuất và tiêu dùng bền vững của Bộ Công thương mới đây cho thấy: Công nghiệp Việt Nam hiện nay đang tạo ra nhiều sản phẩm không bền vững, trong đó, công nghiệp bao gói đang tạo ra nhiều chất thải nhất.
Hàng năm, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị khoảng 6,5 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 vào khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, chiếm phần lớn là rác vô cơ gồm bao gói nilon và các thành phần có nguồn gốc công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn là nước sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, không an toàn. Nhiều loại bao bì hóa chất, chất thải nguy hại chưa được quản lý, thu gom và xử lý triệt để, đang tạo ra các nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Việc xử lý chất thải rắn còn nhỏ lẻ, tự phát
Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại như: Nghị định về quản lý chất thải rắn, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050… Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần cải thiện công tác quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. 43 lò đốt được đầu tư, trang bị tại 35 tỉnh, đáp ứng xử lý 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại.
Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn nói chung đang bị phân tán. Quản lý chất thải nguy hại còn gặp một số khó khăn vướng mắc như : hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dù đã có những bước hoàn thiện ,nhưng còn có một số điểm chưa đồng bộ hoặc chồng chéo, kinh phí hạn chế…
Bên cạnh đó, việc thu gom, xử lý chất thải rắn chưa được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Hiện nay, mức phí thu gom, xử lý chất thải rắn còn tương đối thấp. Vì vậy, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn còn manh mún, tự phát, lạc hậu, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan hữu quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương. Một số cơ sở vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, đổ trộm và chôn lấp chất thải nguy hại.
Một khó khăn không nhỏ nữa là hiện chưa có các hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn. Việc đánh giá này chủ yếu do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng khoa học để đánh giá. Do vậy, một số công nghệ xử lý chất thải rắn khi được triển khai trong thực tế còn nhiều hạn chế.
Phát triển ngành công nghiệp môi trường – bước quan trọng xử lý chất thải rắn
Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam là nước có tỷ lệ thu hồi chất thải rắn rất cao, trên 80% chất thải được thu hồi bằng nhiều hình thức khác nhau. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 20 – 30%. Lượng chất thải rắn được xử lý tại các nhà máy chế biến phân hữu cơ khoảng 6%. |
Bộ Xây dựng đã tổ chức lập quy hoạch xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. Các quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ Quy hoạch quản lý chất thải rắn các địa phương lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và Quy hoạch địa điểm tiềm năng chôn cất, lưu giữ chất thải phóng xạ…
Về kinh tế, từng bước hình thành thị trường dịch vụ chất thải. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, triển khai các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng. Về công nghệ, khuyến khích áp dụng những quy trình công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường, khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến phân vi sinh, đẩy mạnh công nghệ tái chế chất thải…
Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025. Hiện Bộ Công thương đang thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam, xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp quan trọng này. Đây là một bước tích cực góp phần giải quyết tận gốc vấn đề xử lý chất thải rắn ở nước ta.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà