Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần sớm trả lại đúng tên liệt sỹ

Thứ sáu, 27/07/2012 - 06:27

(Thanh tra)- Ông Nguyễn Quang Cương, thường trú tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, phản ánh việc gia đình có người tham gia cách mạng, hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, nhưng không nhận được Bằng Tổ quốc ghi công.

Nguyên Xã đội phó xã Đại La Nguyễn Văn Cước và ông Nguyễn Quang Cương, trên tay cầm di ảnh của liệt sỹ Nguyễn Quang Tính

Gia đình ông Cương có hai người tham gia cách mạng, đều hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

Một là Nguyễn Văn Khuây, con cô ruột, được bố mẹ ông Cương nuôi từ nhỏ đến khi trưởng thành, tham gia du kích xã, sau đó vào bộ đội địa phương Liên khu Bắc, hy sinh ngày 15/3/1949 trong một trận chống càn.

Người thứ hai là Nguyễn Quang Tính, anh ruột ông Cương, cũng tham gia du kích xã rồi vào bộ đội Liên khu Bắc. Trong một trận chống càn vào tháng 10/1949, ông Quang Tính bị địch bắt, đưa về giam Nhà tù Máy Chai, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Tối 19/12/1951, ông Tính cùng đồng đội là Hoàng Thạch và một số anh em khác nổi dậy đánh chiếm nhà tù, nhưng không thành công. Sáng ngày 20/12/1951, địch đã đưa hai ông Nguyễn Quang Tính và Hoàng Thạch ra trường bắn Ba Căng để xử bắn. Sau khi hai ông bị bắn, gia đình bà Nguyễn Thị Hiền, là cơ sở cách mạng tại địa phương, ban đêm đã lén đưa xác về chôn tại nghĩa trang Mỹ Tân, gần trường bắn. Đến năm 1953, bà Hiền báo cho gia đình ông Cương đưa hài cốt ông Tính về quê, an táng tại nghĩa trang của thôn.

Di ảnh liệt sỹ Nguyễn Quang Tính.

Qua trao đổi, chúng tôi được biết thêm: Ông Nguyễn Quang Khuây đã được công nhận liệt sỹ, tuy nhiên Bằng Tổ quốc ghi công và các giấy tờ khác cùng chế độ, chính sách, UBND xã La Phù lại giao cho anh Nguyễn Chí Thành, cháu gọi ông Khuây là chú trong khi bố mẹ ông Cương nuôi ông Khuây từ nhỏ.

Trường hợp của ông Nguyễn Quang Tính mới thật éo le. Dù đã làm đầy đủ hồ sơ theo quy định để xin công nhận liệt sỹ cho ông Tính và đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng cho đến nay, gia đình ông Cương vẫn chưa được nhận Bằng Tổ quốc ghi công và phần mộ của ông Tính vẫn chưa được chuyển vào nghĩa trang liệt sỹ của xã.

Trường hợp hy sinh của liệt sỹ Tính rất rõ ràng, được nhiều nhân chứng cùng thời hiện còn sống xác nhận.  Đó là xác nhận (có đóng dấu của UBND phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định) của bà Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1927 - người đã lén đem xác của ông Tính đi chôn sau khi bị địch xử bắn. Hay như xác nhận của ông Nguyễn Văn Cước, lão thành cách mạng, nguyên Xã đội phó xã Đại La (nay là xã La Phù); xác nhận của bà Đỗ Thị Ninh, 90 tuổi, cựu tù chính trị bị giặc bắt tù đày, tham gia cách mạng từ năm 1944, hiện trú tại xóm Trần Phú, xã La Phù, ghi rõ: Xác nhận ông Nguyễn Quang Tính cùng tham gia cách mạng với tôi từ năm 1944, đến năm 1949 bị giặc bắt. Năm 1951 thì bị địch xử bắn…

Phần mộ liệt sỹ Nguyễn Quang Cung tại Nghĩa trang liệt sỹ xã La Phù (nhưng không có hài cốt liệt sỹ).

Bên cạnh đó còn có xác nhận của ông Đỗ Thanh Xuân, 86 tuổi, cựu tù chính trị, người từng cùng bị giam tại Nhà tù Máy Chai với ông Tính, đã được thưởng nhiều huân, huy chương, hiện ở thôn Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông Đỗ Thanh Xuân xác nhận trường hợp địch xử bắn ông Nguyễn Quang Tính và ông Hoàng Thạch, cùng lời đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng công nhận liệt sỹ cho ông Tính.

Được biết, trong thời gian hoạt động du kích xã, khi kết nạp vào Đảng, để bảo đảm bí mật, ông Nguyễn Quang Tính đã lấy bí danh là Nguyễn Quang Cung và từ đó hoạt động với tên này. Khi hy sinh ông cũng có tên là Nguyễn Quang Cung và được báo về xã.

Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, chính quyền xã La Phù đã xây dựng nghĩa trang liệt sỹ và quy tập hài cốt theo danh sách liệt sỹ của địa phương.

Mộ của liệt sỹ Nguyễn Quang Cung cũng được xây tại nghĩa trang, tuy nhiên không hề có hài cốt. Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ Nguyễn Quang Cung cũng được huyện đưa về xã, nhưng vì không có thân nhân nên hiện tại vẫn đang được Hội Cựu chiến binh xã cất giữ.

Cũng vì đã suy tôn liệt sỹ Nguyễn Quang Cung, UBND xã không công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ Nguyễn Quang Tính và thân nhân của liệt sỹ là gia đình ông Nguyên Quang Cương.

Xin nói thêm, những nhân chứng mà chúng tôi đã nêu trên đều xác nhận ông Nguyễn Quang Tính trong hoạt động cách mạng có bí danh là Nguyễn Quang Cung.

Làm việc với chúng tôi, đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức cho biết: Nếu có vụ việc lẫn lộn như trên thì nguyên nhân là do UBND xã La Phù có sai sót. Nếu xã có đề nghị và đủ tài liệu chứng minh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn toàn ủng hộ và sẽ làm các thủ tục đề nghị Sở, Bộ điều chỉnh lại tên cho liệt sỹ, cũng như cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho đúng tên liệt sỹ để thân nhân thờ cúng.


Nhất Vũ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm