Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 02/11/2015 - 19:05
(Thanh tra)- Giật mình khi Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên bị kỷ luật, trong đó có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học và số còn lại bị cảnh cáo.
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên bị kỷ luật, trong đó có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học và số còn lại bị cảnh cáo. Ảnh: Minh họa
Đại học Sư phạm TP HCM hằng năm có cả trăm sinh viên bị buộc thôi học, đáng chú ý năm 2013 có tới 500 sinh viên bị buộc thôi học. Đại học Nông lâm TP HCM buộc thôi học 280 sinh viên chưa kể cảnh cáo. Đại học Tây Nguyên có 1.000 sinh viên thì có 415 sinh viên bị buộc thôi học... số còn lại đang đứng trước nguy cơ phải ra khỏi trường.
Đó là các trường đại học ở phía Nam và miền Trung Tây Nguyên, còn ở phía Bắc thì sao? Các trường đại học: Bách khoa Hà Nội, Công nghiệp Hà Nội, Mỏ địa chất... có số lượng sinh viên bị kỷ luật và buộc thôi học lên đến hàng trăm người/năm. Đặc biệt, có nhiều sinh viên phải kéo dài thời gian học thêm 2 năm mới trả nợ hết học phần. Nguyên nhân do đâu có những trường đại học có tỉ lệ bị buộc thôi học chiếm tỉ lệ 1/15 số tuyển sinh?
Nhiều sinh viên sau khi bị rời trường chia sẻ: Do điểm thi không đạt nguyện vọng 1 nên phải chuyển nguyện vọng khác mới được nhập trường để làm vui lòng gia đình nên phải học những chuyên ngành không yêu thích, gây chán nản dẫn đến chất lượng học tập kém; do gia đình không đủ tiền chu cấp cho các khoản sinh hoạt, học phí nên nhiều sinh viên phải tìm việc làm thêm dẫn đến việc học bị bê trễ; một số sinh viên ham mê game nên việc học bị sao nhãng...
Theo lý giải của một số giáo viên và cán bộ quản lý của một số trường, viện đại học: Một số trường tuyển sinh đầu vào bằng điểm sàn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, cho nên chất lượng sinh viên thấp, khi tiếp xúc với kiến thức của bậc đại học thì nhiều sinh viên đã không theo nổi. Mặt khác, nhiều sinh viên không sớm tạo cho mình sự thích nghi với hoàn cảnh mới, đó là tự học, tự nghiên cứu ở bậc đại học dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn. Nhiều sinh viên chỉ tập trung học ở thời điểm chuẩn bị thi, “nước đến chân mới nhảy” thì đã muộn...
Hai năm lại đây, số lượng sinh viên không đạt nguyện vọng 1 ở các trường đại học danh tiếng như: Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP HCM, Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân... nên đành phải chuyển sang nguyện vọng khác, nhưng lại âm thầm làm hồ sơ thi lại trường khác, nơi có ngành học mà họ yêu thích… Đó là một trong những lý do sinh viên ở các trường danh tiếng lại có kết quả học tập thấp mà thực chất là họ đã âm thầm chuyển ngành học, chuyển trường. Tuy nhiên nhóm sinh viên này chiếm tỉ lệ khiêm tốn.
Với số lượng trên 300 trường đại học, học viện, cao đẳng như hiện nay, với mức điểm sàn mà Bộ quy định, mỗi năm có hàng chục vạn sinh viên mới nhập trường... Chất lượng đầu vào chênh lệch khá lớn giữa các trường top trên và top dưới, với cách tuyển sinh này, dư luận cho rằng ngành Giáo dục đang phổ cập đại học mà không tính đến chất lượng giáo dục. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều gia đình vỡ mộng về đường công danh của con em mình.
Minh chứng là theo bản tin thị trường lao động quý II/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 1,14 triệu lao động thất nghiệp (2,42%), trong đó, lực lượng thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng (gần 6,7%), cao gần 3 lần so với tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Đặc biệt, nhóm có trình độ đại học trở lên có tỉ lệ thất nghiệp tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6%, tăng từ 178.000 người lên gần 200.000 người.
Với độ tuổi 18 - 20, ấn tượng về một quyết định buộc thôi học ở một trường đại học sẽ là điều day dứt lớn. Lỗi có nguyên nhân ở nhiều phía, nhưng trước hết lỗi chính là ở tại con em mình và gia đình thiếu sự quan tâm sâu sát.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương