Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/04/2011 - 09:25
(Thanh tra) - Đã hơn 1 năm “lên bờ” tái dịnh cư (TĐC), dù thoát khỏi cảnh sống tạm bợ lênh đênh trên sông nước, song cuộc sống hiện tại của người dân vạn đò ở TP Huế vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới.
Sông Đông Ba đã sạch bóng vạn đò, trả lại sự thông thoáng
Ông Nguyễn Văn Kinh ở khu TĐC phường Phú Hậu (TP Huế) vẫn chưa quên được cái ngày mà cả gia đình được lên bờ trong niềm hạnh phúc khi được sống trong căn hộ mới, rộng rãi hơn, sạch sẽ hơn so với cuộc sống lênh đênh trên chiếc đò cũ kĩ, rách nát. Ông Kinh tâm sự: “Được lên bờ, có nhà cửa đàng hoàng là ước mơ không chỉ của gia đình tôi mà của tất cả bà con ở đây. Gần 80 tuổi rồi, đây lần đầu tiên mới được ăn một cái Tết trên bờ”.
Dự án (D.A) TĐC dân vạn đò trên sông Hương là một trong những D.A lớn, thể hiện quyết tâm của chính quyền TP Huế nhằm chấm dứt tình trạng nhếch nhác của những khu nhà tạm bợ xưa. Đến nay, đã có hơn 1.000 hộ dân vạn đò được lên bờ TĐC ở Hương Sơn, Phú Mậu và Phú Hậu. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui, phấn khởi đó là ngổn ngang những khó khăn, thách thức mà những người cư dân “mới” đang phải đối mặt.
Gia đình ông Kinh có 8 nhân khẩu, trong đó có 2 cặp vợ chồng, đang phải sống chen chúc trong căn hộ rộng chưa đầy 40m2. Mặc dù so với “căn nhà cũ” trên sông của gia đình đã là quá tốt, nhưng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lại nảy sinh nhiều bất tiện. “Người dân mong muốn chính quyền tạo điều kiện để chúng tôi có được nơi ở rộng rãi hơn, bởi nếu con cái lập gia đình, rồi sinh con đẻ cái nữa thì không biết phải sống răng nữa”, ông Kinh nói. Được biết, con trai ông Kinh chuẩn bị lập gia đình, như thế, rồi đây, căn hộ nhỏ của gia đình vốn đã chật chội sẽ còn ngột ngạt hơn.
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Kinh, gia đình ông Đỗ Văn Phấn, tổ 15, phường Phú Hậu có 12 nhân khẩu, trong đó có 2 cặp vợ chồng, cũng phải sống chen chúc trong căn hộ gần 40m2. Nhu cầu được tách hộ, mua thêm căn hộ đang là mong ước của cả gia đình ông. Ông Phấn cho biết, để mua một căn hộ mới theo hỗ trợ của Ban Quản lý (BQL) D.A các công trình xây dựng TP Huế (chủ đầu tư D.A di dân vạn đò) thì ông phải trả trước 30% giá trị căn hộ, tương đương 39 triệu đồng (mỗi căn hộ trị giá 150 triệu đồng). Tuy nhiên, số tiền đặt trước căn hộ vượt quá khả năng của gia đình, nên việc mua căn hộ mới phải tạm gác lại. Nhu cầu tách hộ, do quá đông nhân khẩu dù rất cấp bách, nhưng do hầu hết người dân ở các khu TĐC vạn đò làm các nghề như: Đạp xích lô, bốc vác, buôn bán lặt vặt... nên để có một số tiền lớn mua nhà trả góp là điều gần như không thể.
Theo chính sách TĐC của BQL D.A các công trình xây dựng TP Huế thì Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm 15 triệu đồng khấu trừ vào giá trị nhà được giao, phần còn lại được trả góp trong vòng 30 năm, trong 10 năm đầu không tính lãi. Sau 10 năm đầu, người dân phải trả lãi theo lãi suất của ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm còn nợ. Theo đó, những hộ ở tầng 1 khu nhà chung cư phải trả 1 tháng là 470.000 đồng (không tính lãi). Tuy nhiên, đến nay, nhiều hộ dân trong khu TĐC phường Phú Hậu vẫn chậm trả tiền góp hàng tháng.
Ông Nguyễn Mãi, tổ trưởng tổ dân phố khu TĐC phường Phú Hậu cho biết, lý do chính khiến nhiều hộ chậm trả tiền trả góp là bởi người dân còn nghèo khổ. Tình trạng thất nghiệp triền miên, thu nhập lại bấp bênh, không đủ tiền lo cho cuộc sống hàng ngày, nói gì đến việc mỗi tháng phải trả tiền cho Nhà nước. Đây thật sự là một vấn đề rất nan giải, làm đau đầu các nhà quản lý D.A mà hiện nay vẫn chưa có cách nào để giải quyết .
Bên cạnh đó, tình trạng thất học, lêu lổng của trẻ em các khu TĐC vẫn diễn ra, mặc dù Nhà nước đã xây dựng trường học, tạo điều kiện cho trẻ em đến trường. Lý giải cho vấn đề này, theo ông Nguyễn Mãi, tình trạng trẻ em bỏ học nhiều là do suy nghĩ của người dân còn rất hạn chế, bởi theo họ không cần phải học chữ mà phải lo kiếm cơm. Ngoài ra, cha mẹ các em còn phải lo chạy cơm từng bữa, không có điều kiện chăm sóc, quan tâm đến chuyện học hành của các em, dẫn đến tình trạng bỏ học nhiều.
Theo BQL D.A các công trình xây dựng TP Huế, để bảo đảm cuộc sống lâu dài của người dân, tránh tình trạng “hồi hương” về lại sông, thì cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ, tăng cường đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, giúp họ thích nghi với cuộc sống mới.
Gia Tĩnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà