Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo hiểm du lịch: Thêm an tâm hay thêm lãng phí…

Thứ hai, 18/07/2011 - 09:09

(Thanh tra) - Thời gian gần đây, ngành Du lịch xảy ra những sự cố như chìm tàu, tai nạn giao thông. Từ những sự cố đó, ngoài những đảm bảo an toàn du lịch, bảo hiểm du lịch cũng là vấn đề được nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên bảo hiểm du lịch ở nước ta vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết.

Hầu hết du khách đi du lịch theo tour của các công ty lữ hành thường được đăng ký bảo hiểm với mức phí là 10 triệu đồng/người/vụ. Đây được xem là một mức bảo hiểm khá thấp nhằm đảm bảo việc hạ thấp giá tour để cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp lữ hành.

Hiện nay, việc mua bảo hiểm du lịch của du khách đặc biệt là khách nội địa chỉ là thủ tục. Mọi người vẫn chưa có sự đánhh giá đúng mức về tầm quan trọng của bảo hiểm du lịch. Việc mua bảo hiểm được khách giao phó hoàn toàn cho các công ty du lịch. Thậm chí, nhiều người chỉ mua tour của các hãng lữ hành mà không biết trong đó có chi phí bảo hiểm hay không.

Ở những nước phát triển, bảo hiểm là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi du khách khi họ chọn tour. Tuy nhiên, đối với hầu hết khách du lịch, việc mua bảo hiểm cho các chuyến đi quốc tế có một ý nghĩa nhất định thì việc mua bảo hiểm cho một chuyến đi trong nước lại không.

Ở Việt Nam, thậm chí trong những tour quốc tế, du khách hay người đóng bảo hiểm nói chung chỉ chọn những gói bảo hiểm giá rẻ nhằm đối phó với quy định của pháp luật chứ chưa thực sự nhìn nhận đúng ý nghĩa của việc mua bảo hiểm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người Việt Nam không quan tâm tới bảo hiểm du lịch nhất là du khách nội địa. Chủ yếu là do sự chủ quan của họ cho rằng, du lịch trong nước chỉ trong vài ngày hoặc khoảng thời gian ngắn, khoảng cách di chuyển không xa, mức độ nguy hiểm và khả năng rủi ro không cao. Nên họ không muốn mất nhiều chi phí thêm cho dịch vụ này.

Kế đến, tâm lý chung của người đi du lịch ở nước ta là không muốn đề cập đến những chuyện tai nạn hay rủi ro trước chuyến đi. Do đó, họ ít tìm hiểu kỹ những quy định cũng như quyền lợi của mình về vấn đề bảo hiểm. Tuy nhiên, theo thực tế, ngành Du lịch Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Mà các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái tại những địa điểm có nhiều sông suối, ao hồ, rừng rậm lại có mức độ nguy hiểm nhất định, chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết. Nhiều nhất là các trường hợp rắn cắn, chết đuối, tai nạn do mưa bão, lũ lụt. Do đó, việc mua bảo hiểm du lịch cũng không phải vô ích.

Không chỉ du khách nước ta ít quan tâm đến vấn đề bảo hiểm mà ngay cả các công ty du lịch nhất là những doanh nghiệp nhỏ cũng chỉ xem bảo hiểm là một thủ tục để hợp đồng du lịch có giá trị. Thậm chí có nơi còn cố tình “quên” hoặc “lờ” đi việc mua bảo hiểm du lịch nếu du khách không hỏi. Nhiều công ty lại bỏ qua việc tìm hiểu thông tin chi tiết từ các công ty bảo hiểm để cung cấp cho khách. Điều này làm giảm đi việc nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của khách đối với chương trình bảo hiểm. Từ đó gia tăng sự thờ ơ của họ nhất là khách trong nước đối với bảo hiểm du lịch.

Tại các nước tiên tiến, hợp đồng bảo hiểm du lịch không chỉ là bồi thường khi xảy ra tai nạn dẫn đến thương tật hay tử vong cho du khách, mà có cả việc bồi thường thiệt hại về mất mát hành lý, ngộ độc thức ăn… Còn ở nước ta, công tác quản lý việc chứng nhận những thiệt hại về hành lý, sức khỏe còn hạn chế gây khó khăn cho việc bồi thường của các công ty bảo hiểm. Các gói bảo hiểm chủ yếu là bồi thường về tai nạn hoặc sự cố về sức khỏe. Những dịch vụ trên chỉ là phần mở rộng khi khách có nhu cầu nhưng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị của hợp đồng bảo hiểm và có giới hạn về mức trách nhiệm. Nhưng có thể thấy những vấn đề về hành lý, hay ngộ độc thức ăn lại dễ phát sinh trong chuyến đi; du khách cũng quan tâm đến hơn tai nạn hay sự cố sức khỏe.

Thiết nghĩ, nên có phối hợp tốt giữa công ty du lịch trong việc lựa chọn những dịch vụ ăn nghỉ tốt và công ty bảo hiểm trong việc mở rộng nhiều hình thức đảm bảo quyền lợi của du khách.

Ngoài ra cả hai cũng cần hợp tác trong việc cung cấp thông tin chính xác và hữu ích cho du khách về bảo hiểm du lịch. Như vậy, du khách sẽ có nhận thức đúng về ý nghĩa mà bảo hiểm du lịch mang lại. Họ sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những chương trình bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của mình. Từ đó, cả du khách, công ty du lịch và công ty bảo hiểm đều có được lợi ích.

Hải Lâm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm