Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

3,9 triệu phụ nữ, trẻ em gái tử vong mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình

Thứ năm, 15/12/2011 - 22:25

(Thanh tra) - Con số trên được công bố vào chiều ngày 15/12, trong Báo cáo Phát triển Toàn cầu năm 2012 của Ngân hàng Thế giới (WB) về "Bình đẳng giới và Phát triển".

Trẻ em gái là đối tượng dễ bị tổn thương

Đây là một trong số những ấn bản thường niên quan trọng nhất do WB phát hành.

Mỗi năm, Báo cáo Phát triển Toàn cầu sẽ tập trung vào một chủ đề quan trọng về phát triển kinh tế hoặc xã hội. Chủ đề năm nay là "Bình đẳng giới và Phát triển".

Sự khác biệt tồi tệ nhất là tỉ lệ tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ so với nam giới ở các nước đang phát triển. Mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,9 triệu phụ nữ, trẻ em gái tử vong. Khoảng 2/5 trong số đó chưa từng được sinh ra do sở thích có con trai, 1/6 tử vong khi còn thơ ấu và trên 1/3 qua đời trong độ tuổi sinh sản.

Bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học đã giảm ở phần lớn các quốc gia. Về giáo dục trung học, bất bình đẳng giới đang giảm nhanh và ở nhiều nước, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh, Caribê và Đông Á, nam thanh niên và trẻ em trai lại đang là đối tượng chịu thiệt thòi. Ở các nước đang phát triển, trẻ em gái đi học trung học hiện nay có số lượng đông hơn trẻ em trai ở 45 quốc gia cũng như số lượng nữ thanh niên đi học đại học ở 60 quốc gia đang cao hơn nam giới.

Có thể nhận thấy tiến bộ tương tự về tuổi thọ phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp. Họ không chỉ sống lâu hơn nam giới mà tuổi còn tăng 20 năm so với năm 1960. Và trên phần lớn thế giới, khoảng cách trong việc tham gia lực lượng lao động đã thu hẹp với hơn một nửa tỷ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong 30 năm qua.

Bất bình đẳng còn tồn tại trong tỉ lệ đi học tiểu học của các trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn, bất bình đẳng đối với phụ nữ, trong tiếp cận các cơ hội kinh tế và thu nhập, dù là trên thị trường lao động, trong lĩnh vực nông nghiệp hay kinh doanh và còn nhiều khác biệt lớn về tiếng nói của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội.

"Ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã có những tiến bộ quan trọng về kinh tế xã hội. Trong đó, có bình đẳng giới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm", ông Andrew Mason, tác giả của Báo cáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói. Bằng chứng cho thấy thúc đẩy bình đẳng giới trong cơ hội kinh tế cũng thúc đẩy sự phát triển bằng cách nâng cao thu nhập, thúc đẩy trao thêm quyền và vai trò của phụ nữ; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các thể chế chính trị và pháp lý. Khoảng 42 - 47 tỷ USD trong GDP bị mất hàng năm trong khu vực Đông Á  - Thái Bình Dương bằng cách không khai thác đầy đủ tiềm năng tham gia các hoạt động kinh tế của phụ nữ. Đây là một rào cản lớn đối với tăng trưởng và giảm nghèo. Vì vậy, nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ không chỉ là điều phải làm, mà còn là điều thông minh đáng để thực hiện.

"Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới, nhưng vẫn tồn tại những thách thức quan trọng với kinh tế và xã hội. Cần có những giải pháp chính sách để giải quyết các thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình", ông Mason bình luận.

Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2012 kêu gọi hành động trong 4 lĩnh vực đó là: Giảm chênh lệch về giới trong phát triển con người như vấn đề tỉ lệ tử vong cao của phụ nữ và trẻ em gái và bất bình đẳng giới trong giáo dục là lĩnh vực còn tồn tại dai dẳng; thu ngắn bất bình đẳng trong thu nhập và năng suất lao động giữa phụ nữ và nam giới; tăng cường vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội; giảm thiểu dần sự mất cân bằng giới tính trong sinh sản ở các thế hệ sau.

Để bảo đảm rằng tiến bộ về bình đẳng giới được duy trì, cộng đồng quốc tế cần bổ sung các giải pháp chính sách trong nước trong từng lĩnh vực ưu tiên trên. Cộng đồng quốc tế cũng có thể hỗ trợ giải pháp dựa trên bằng chứng qua việc thúc đẩy các nỗ lực để cải thiện các dữ liệu, thúc đẩy đánh giá tác động và khuyến khích học tập.

Báo cáo khuyến cáo rằng, các nhà hoạch định chính tập trung vào bất bình đẳng giới mà chỉ chú trọng riêng vào việc tăng thu nhập thì không thể giải quyết được, mà bằng cách sửa chữa những thiếu sót có ảnh hưởng tới sự phát triển lớn nhất, và thay đổi chính sách sẽ mang lại khác biệt lớn nhất.


Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm