Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/09/2015 - 07:37
(Thanh tra)- Cùng một nội dung, cùng giấy phép xuất bản nhưng được in thành 2 đầu sách có mẫu mã hoàn toàn khác nhau. Cùng tên một nhân vật nhưng được viết nhiều cách tùy tiện… là những “nhầm lẫn” đáng ngờ đối với Dự án công bố phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam (D.A).
Cùng một nội dung, cùng một giấy phép nhưng được in hai đầu sách. Ảnh: TQ
Những đầu sách… khó hiểu!
D.A được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 240 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (VNDG VN) thực hiện. Giai đoạn 1 từ năm 2008 - 2012 với kinh phí 90 tỷ đồng để cho ra đời 1.000 tác phẩm. Giai đoạn 2, từ năm 2013 - 2017, với chi phí 150 tỷ đồng cho ra đời 1.500 tác phẩm. Hiện nay, giai đoạn 2 đã công bố và phát hành được 550 đầu tác phẩm. Thế nhưng khi được tiếp xúc với nhiều đầu sách được đầu tư từ nguồn kinh phí khổng lồ thuộc ngân sách Nhà nước này, nhiều độc giả đã không khỏi “bất ngờ” với những sai sót khó hiểu.
Cụ thể: Cùng một giấy phép xuất bản, nhưng lại có hai đầu sách. Đơn cử cuốn “Một nhận thức về văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Nguyễn Xuân Kính, cùng một Giấy phép Xuất bản số 281 LK-XH/QĐXB-NXB ĐHQG, nhưng lại được in thành 2 đầu sách có mẫu mã khác nhau?
Hoặc như cuốn “Cồng chiêng xứ Mường”, cùng tên gọi, với Số xuất bản 711-2011/CXB/05-83/LĐ và Quyết định Xuất bản số 392/QĐLK-LĐ cũng được in thành 2 đầu sách khác mẫu nhau? Bằng việc thực hiện in ấn này đã đem đến cho nhiều người những băn khoăn giữa việc đâu là đầu sách chuẩn và đâu là sách không chuẩn.
Trong cuốn: “Sự tích các bà Thành hoàng làng”, tác giả PGS Đỗ Thị Hảo mắc rất nhiều lỗi mà khi đọc, người ta dễ có một tâm trạng là mình bị coi thường. Đơn cử như ở trang 125, chỉ có 2 dòng vỏn vẹn nhưng nhân vật Đăm Săn đã bị viết sai đến tức mắt. Lúc thì tác giả ghi Đăm Săn, ngay sau đó chuyển thành Đam San.
Có thể coi lỗi và “sạn” là những “đặc sản” mà nhiều đầu sách này gặp phải. Chẳng hạn như tên Mỵ Châu được viết theo hai cách: Mỵ Châu và Mị Châu. Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca là Phạm Đình Toái thì viết sai tên thành Phạm Đình Thái; tên một GS Sinh vật học thế kỷ 20, Lê Ngô Cát viết thành Lê Ngũ Cát...
Chưa dừng lại ở đó, những đầu sách của D.A này được ghi rõ là không bán, song độc giả vẫn bắt gặp ở nhiều hiệu sách, thậm chí sách của D.A còn được… bán cân?
Cùng một nội dung, cùng một giấy phép nhưng được in hai đầu sách. Ảnh: TQ
Tiền lớn… trách nhiệm nhỏ?
Để làm rõ thêm về những lỗi, những “sạn” của một D.A được đầu tư từ tiền ngân sách Nhà nước, chúng tôi đã liên hệ với Hội VNDG VN. GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội,ông bận việc và ủy quyền cho ông Dương Quốc Huy - Phó Giám đốc D.A gặp gỡ và trao đổi với PV.
Theo ông Huy, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra, “tiếng” đã tới T.Ư Hội VNGD VN. Về cùng một loại sách, cùng giấy phép xuất bản nhưng bìa lại khác nhau, theo ông Huy đó là một loại sách của D.A và một loại sách của hội viên?
Theo lý giải của ông Huy, ngoài sách D.A, hàng năm Hội VNDG VN thường trích kinh phí của hội viên để in sách cho các hội viên. Vì nhiều đầu sách của D.A thấy có giá trị và ý nghĩa nên Hội VNDG VN đã sử dụng để in lại và tặng hội viên. “Theo quy định hiện hành, in hai sách phải có hai giấy phép xuất bản khác nhau chứ không thể chung được. Nhưng do sơ suất, lỗi “kỹ thuật” từ phía các nhà in nên họ đã dùng… một giấy phép để in 2 đầu sách cùng nội dung” - ông Huy thanh minh.
Theo ông Huy, cách phân biệt sách D.A và sách hội viên đơn giản nhất là nhìn vào số lượng in. Số lượng in sách D.A là 2.000 cuốn/đầu sách, còn sách của hội chỉ in từ 1.100 - 1.200 cuốn/đầu sách.
Về việc không đồng nhất trong sử dụng tên các nhân vật và các lỗi morat, ông Huy cho rằng, đây là sản phẩm của các tác giả mà các ông không có quyền can thiệp vào. “Chúng tôi chỉ được quyền sửa những lỗi sai liên quan đến chính trị còn các lỗi khác là do tác giả”, ông Huy nhấn mạnh! Để khắc phục những sai sót nêu trên, theo ông Huy, khi nhận được phản ánh, các ông đã sử dụng hình thức… in đính chính và phát hành đến các đơn vị thụ hưởng.
Đối với việc sách D.A có mặt tại các hiệu sách và thậm chí là được… bán cân, ông Huy lý giải rằng, có một số nhà xuất bản tham gia in ấn sách D.A nhưng bị phá sản nên số đầu sách lưu chiểu khoảng 20 - 25 cuốn/đầu sách tại nhà in được tuồn ra ngoài.
Những “nhầm lẫn” đáng ngờ này cùng với lời giải thích thiếu thuyết phục của ông Huy khiến dư luận không khỏi “băn khoăn” về chất lượng các sản phẩm cũng như việc sử dụng kinh phí của một D.A lớn. Nên chăng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ những “băn khoăn” này.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà