Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Một nét văn hóa chợ ở Sài Gòn

Chủ nhật, 16/10/2011 - 16:07

(Thanh tra) - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị sầm uất với nhiều hoạt động thương mại, kinh doanh. Trải qua lịch sử có nhiều biến động cùng với sự đa dạng về dân cư, sắc tộc, chợ ở đây phong phú và độc đáo ít nơi nào có.

Chợ Bến Thành

Ngoài những chợ lớn có tên chính thống như Bến Thành, An Đông, Chợ Lớn… không thể thống kê chính xác ở đây có bao nhiêu cái chợ, từ những chợ phường, chợ xóm, chợ kinh doanh mặt hàng chuyên biệt như hoa, hóa chất, quần áo, đến chợ “second hand”, chợ trong hẻm nhỏ, khu phố… Chợ ở Sài Gòn không chỉ là nơi để mua bán mà đó còn là nơi để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, ăn uống. Văn hoá chợ còn nổi bật ở chỗ, chợ là nơi tự do mặc cả. Tại đây tất cả những tính cách đặc trưng của con người phương Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng đều được thể hiện. Hơn thế nữa, chợ ở Sài Gòn còn là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử, kiến trúc và văn hóa của vùng đất này.

Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914. Chợ trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và nâng cấp mới nhất vào tháng 6/1985. Cửa chính của chợ có một tháp đồng hồ 3 mặt. Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, theo các hướng Bắc, Nam, Đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính, hướng Tây, có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Chợ Bến Thành là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của thành phố và từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn. Chợ Bến Thành ngày nay không chỉ là khu trung tâm buôn bán của TP. Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam.

Chợ Bình Tây, còn gọi là Chợ Lớn (57A Tháp Mười, phường 2, quận 6) lại mang kiến trúc phương Đông đậm nét theo phong cách của cư dân người Hoa sinh sống lâu năm tại Sài Gòn. Chợ do ông Quách Đàm tức Thông Hiệp, một người Hoa gốc Triều Châu bỏ vốn xây dựng vào năm 1928. Ông là người buôn bán lúa gạo ở vùng Chợ Lớn và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông đã thuê kỹ sư người Pháp thiết kế chợ Bình Tây cho nên chợ được xây cất theo kỹ thuật phương Tây, nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc.

Tháp giữa chợ vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông. Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát theo một lối kiến trúc cổ.

Tại đây ông Quách Đàm cho đặt một bệ đá ghi ngày xây chợ cùng bức tượng đồng đen của mình. Xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng bằng đồng đang phun nước, hai phía có hồ nước nuôi cá, thả sen.

Khu vực chợ Bình Tây có diện tích khoảng 28.000 m2, trong đó nhà lồng là 8.500 m2, bốn bên tiếp giáp với đường Lê Tấn Kế, Tháp Mười, Trấn Bình, Phan Văn Khỏe. Chợ có 12 cổng nhỏ thông ra bốn hướng và một cổng chính nhìn về xa lộ Tháp Mười, trực diện bến xe Chợ Lớn.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và nhiều biến cố, dù được tu sửa lại nhiều lần nhưng những ngôi chợ lâu đời tại Sài Gòn vẫn còn lưu giữ những nét đặc trưng vốn có, những đặc điểm làm nên nét văn hóa độc đáo của mình, đó là sự tiếp thu, giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây, hiện đại nhưng vẫn cổ kính. Ví như chợ Bến Thành qua nhiều lần tu sửa vẫn giữ lại phần tháp đồng hồ cùng với những phù điêu mang hình ảnh chỉ dẫn cho từng ngành hàng bày bán… Hay Chợ Lớn, ngoài việc được tu sửa cho khang trang hiện đại hơn vẫn còn gần như nguyên vẹn kiến trúc như lúc mới xây dựng… Có thể nói, nhờ đó mà những công trình kiến trúc và dân sinh này đã trở thành một trong những địa chỉ văn hóa thu hút bước chân du khách mỗi khi đến TP. Hồ Chí Minh.

Không chỉ độc đáo về kiến trúc, chợ ở TP. Hồ Chí Minh còn đặc biệt bởi phong cách kinh doanh, đó là kiểu chợ chuyên ngành, kinh doanh một số mặt hàng trở thành thương hiệu, gắn liền với tên chợ. Như chợ hoa Hồ Thị Kỷ (phường 1, quận 10), chợ hóa chất Kim Biên (phường 13, quận 5), chợ An Đông chuyên kinh doanh về thời trang, chợ  Bà Hoa (đường Trần Mai Ninh, Phường 11, quận Tân Bình) thành lập vào năm 1967 chuyên kinh doanh những mặt hàng chỉ xứ Quảng mới có, chợ “Campuchia” (chợ Lê Hồng Phong, 374/51 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10) chuyên bán những món ăn có nguồn gốc Campuchia.

Có thể nói, chợ ở TP. Hồ Chí Minh không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ những ký ức về quê hương của những người cư dân xa xứ đến định cư tại đây, những nét văn hóa độc đáo trong kinh doanh, ứng xử, lối sống của con người, và cả những câu chuyện lịch sử của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.

Phương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm