Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 18/02/2017 - 07:24
(Thanh tra) Vào ngày Thánh đản mồng 8 tháng 2 Âm lịch hàng năm, người dân khắp nơi nô nức đổ về đền thờ Thánh mẫu Lê Chân, tại di tích đền Nghè dâng hương tưởng nhớ công đức người đã có công khai hoang lập nên trang An Biên, khởi thủy có tên nôm là làng Vẻn - nền móng cho TP Hải Phòng ngày nay và cầu xin sự che chở, ban phước lành.
Quang cảnh Lễ hội Nữ tướng Lê Chân. Ảnh: KT
Lễ hội từ khi nào người dân TP Hải Phòng cũng không nhớ rõ, chỉ biết rằng từ rất lâu rồi, người dân đã tổ chức nhiều hoạt động để tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng ngưỡng vọng và biết ơn đối với Đương cảnh Thành hoàng Nam Hải Uy linh Thượng đẳng tôn thần Thánh Chân Công chúa, vị nữ tướng tài ba đã cùng với Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược nhà Đông Hán thế kỷ I.
Theo "Hải Phòng An Biên thần tích bi" còn được lưu giữ tại đền Nghè. Nữ tướng Lê Chân nguyên quán ở xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay là xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà sinh vào khoảng đầu công nguyên, trong một gia đình có truyền thống dạy học, làm thuốc. Bố là ông Lê Đạo, mẹ là bà Trần Thị Châu, ông bà thường xuyên làm việc thiện, tu nhân tích đức. Bà lớn lên, thông minh tài sắc vẹn toàn nên ai cũng quý mến.
Lúc bấy giờ, nước ta bị nhà Hán đô hộ, Thái thú Tô Định thi hành chính sách bạo ngược, dân ta sống trong cảnh lầm than, khắp vùng đều biết đến. Thái thú Tô Định nghe tiếng bà, muốn cưỡng ép làm vợ, nhưng đã bị bà từ chối, Tô Định oán giận đã sát hại cha bà.
Bà ôm mối thù cha, tìm phương rửa hận, thề không đội trời chung với Tô Định. Sau khi đi thị sát, bà phát hiện ở vùng ven biển có nhiều sông rạch tạo thành các đường thủy nối liền, lòng mừng thầm, nghĩ được trời ban cho nơi che chở. Bà trở về quê cùng người thân đến khai khẩn vùng đất mới, lập nên một làng ven sông gọi là làng Vẻn, là nền móng cho TP Hải Phòng ngày nay.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân. Ảnh: KT
Nhớ quê nhà, bà bèn lấy tên quê gốc để đặt tên cho vùng đất mới: Trang An Biên, lại mở một chợ ở bên sông để tiện việc mua bán. Tại đây bà thu nạp những người có hoàn cảnh giống như bà và tích cực chiêu mộ binh sĩ, chờ đợi thời cơ để trả thù nước, rửa hận nhà.
Lúc ấy ở đạo Sơn Tây có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đang phát hịch kêu gọi tướng sĩ khắp nơi khởi nghĩa giết giặc Tô Định. Lê Chân được tin, lập tức lựa chọn hơn 100 binh sĩ thân tín, kéo về Sơn Tây. Trưng Trắc thấy diện mạo khác thường, có chí khí nên đã rất ưng ý và phong cho bà là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Bình Khôi Công chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định.
Tại Hải Phòng, để ghi nhớ công đức của vị nữ tướng tài ba, người khai hoang lập ấp, đặt nền móng cho TP Hải Phòng ngày nay, bà được nhân dân Hải Phòng suy tôn là Thành hoàng làng, là Thánh mẫu, lập đình, đền, miếu mạo... thờ phụng.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân đã trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu của TP Hải Phòng, thực sự đáp ứng được nhu cầu giao lưu, nhu cầu tâm linh, đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo những giá trị truyền thống của dân tộc. Trước hết là cho người dân quận Lê Chân, sau đó là người dân TP Hải Phòng và đông đảo du khách gần xa khi về dự hội.
Kim Thành
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC