Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Lãnh đạo VFF hiện tại chuyên môn kém lại không khiêm tốn, cầu thị"

Thứ năm, 21/12/2017 - 08:54

Chia sẻ với Dân trí trong cuộc phỏng vấn riêng, Nguyên Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ khẳng định lãnh đạo VFF không có chuyên môn cao và tất cả đều có lỗi trong thành tích kém cỏi của đội tuyển quốc gia.

PVVới kinh nghiệm quản lý bóng đá Việt Nam lâu năm, ông có đánh giá thế nào về bóng đá Việt Nam trong nhiệm kỳ khóa VII vừa qua. Chiến lược phát triển bóng đá giai đoạn 2013-2030 qua hơn 4 năm thực hiện, ông thấy thế nào?

Nguyên Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ: Năm 1989, tôi là Tổng thư ký đầu tiên của VFF. Với tôi, thành tích thể thao mà cụ thể là môn bóng đá phải tính đội tuyển quốc gia, đừng tính đội trẻ. Ngoại trừ năm 2008 vô địch và năm 2009 á quân, đến nay chúng ta thất bại và không thể có mặt ở chung kết, thậm chí bị loại từ vòng bảng.

Nguyên Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ trong buổi trả lời phỏng vấn Dân trí

Năm 1995 HLV Weigang mang về HCB, chúng ta có HCB từ rất sớm và năm đến 2000, chúng ta cũng có HCB dưới thời HLV Riedl không quá khó khăn. Vậy mà những năm gần đây, thành tích của các đội tuyển Việt Nam lại nghèo nàn thế.

Tôi khẳng định các nhiệm kỳ lãnh đạo VFF hai, ba khóa gần đây rất bết bát làm nản lòng người hâm mộ. Chúng ta vui mừng vì những kết quả của bóng đá trẻ, nhưng bóng đá trẻ không thể thay mặt cho thành tích của đội tuyển quốc gia, nếu hãy nhìn sang các nền bóng đá như Brazil, Tây Ban Nha bởi họ chỉ tập trung cho chất lượng đội tuyển quốc gia. Thành tích kém lãnh đạo VFF phải chịu trách nhiệm. Họ không tập hợp được ý kiến của người giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

Vai trò mờ nhạt của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng khiến bóng đá Việt Nam thực sự đang thiếu người chèo lái thực sự?

Tôi thấy khó hiểu, tại sao ông Lê Hùng Dũng bệnh hiểm nghèo, sức khỏe không tốt lại để ông gánh vác công việc nặng nề như vậy. Như vậy có tàn nhẫn không, hay nhân cơ hội này lại tiếm quyền. Nội bộ Ban lãnh đạo không đoàn kết, chỉ trích nhau trên công luận.

Năm 2014, Lê Hùng Dũng từng nói cho công an vào cuộc trận bán kết AFF Cup 2014 nhưng không làm được. Chỉ tiêu của VFF trong năm 2017 là U22 Việt Nam phải vô địch SEA Games 29, nhưng khi tổng kết không nói đến và đổ hết lỗi lên HLV Hữu Thắng. HLV Hữu Thắng có cái sai, nhưng không thể đổ hết trách nhiệm cho anh ấy.

U22 Việt Nam bị loại ở vòng bảng SEA Games 29 và HLV Hữu Thắng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn

Trong năm 2017 vừa qua, bóng đá Việt Nam được kỳ vọng quá nhiều về khả năng giải cơn khát “vàng” SEA Games nhưng đã gây ra thất vọng. Theo ông, những thành công ở đội U20, futsal hay bóng đá nữ có khỏa lấp được nỗi thất vọng đó?

Futsal là môn thể thao phong trào, nó không thể có tính bền vững cho nền bóng đá,mình vẫn khen ngợi, nhưng không thể đại diện cho nền bóng đá. Đội tuyển quốc gia mới đánh giá chất lượng nền bóng đá, một chút chấm phá là Olympic. Nếu U20 thành công và lứa sau vô địch SEA Games, mới đáng được nói đến. Khai thác thành công lứa trẻ để nâng tầm đội tuyển quốc gia mới có giá trị, chứ trẻ mà không lớn lên thì thất vọng quá.

Bóng đá nữ chỉ là phong trào, nhiều nền bóng đá mạnh thế giới họ không đàu tư cho bóng đá nữ. Ở Đông Nam Á cũng như châu Á, bóng đá nữ không phải cạnh tranh quá nhiều.

Việc sớm tìm Chủ tịch VFF là cần thiết trong bối cảnh bóng đá Việt Nam cần một minh chủ thực sự. Nếu là một người của Nhà nước làm Chủ tịch VFF ở thời điểm này có thích hợp?

Người Nhà nước có trách nhiệm với cơ quan, với phẩm chất của người công nhân viên và yêu nghề, khác với doanh nghiệp không thích thì ra đi. Người nhà nước họ gắn chặt sự nghiệp của mình với nghề và đó là điều cần để làm quản lý, bằng danh dự với cơ quan mình đã cống hiến.

Bóng đá Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề cần giải quyết, ngoài thành tích nghèo nàn của đội tuyển quốc gia mà vấn đề tổ chức giải quốc nội cũng xảy ra nhiều vấn đề như trọng tài, bạo lực sân cỏ. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

Thử hỏi sau giải bóng đá, chúng ta phát hiện được bao nhiêu nhân tài? Những tệ nạn bóng đá nội như bạo lực trên sân cỏ, còn nhiều tiêu cực. Cách hành xử của lãnh đạo đội, HLV, cầu thủ còn thiếu văn hóa, thể hiện chơi thô bạo, chửi bới nhau, phản ứng trọng tài…

Việc này đã xảy ra trong các giải V-League gần đây, nhưng không được chấn chỉnh, càng ngày càng xuống cấp. Vì thế khán giả quay mặt lại với giải của chúng ta.

Bạo lực sân cỏ và vấn đề trọng tài khiến khản giả quay lưng lại V-League

Theo ông, lãnh đạo VFF khóa mới cần đặt ra những mục tiêu cụ thể nào về mặt thành tích, phát triển bóng đá trẻ... trong thời gian tới?

Về bóng đá trẻ, chúng ta phải có Hội thảo và đào tạo tất cả những HLV làm bóng đá trẻ trên toàn quốc. Trung tâm đào tạo trẻ VFF hiện tại là vô nghĩa và không làm được gì, tốn tiền.

Hồi năm 2000, tôi đã tập hợp các cầu thủ trẻ địa phương mới chọn lựa được người giỏi, như trường hợp của Văn Quyến. Huấn luyện trẻ phải đòi hỏi sự kiên trì, phải hiểu biết, kiến thức sự phạm. Ngay cả hệ thống chiến thuật, cũng phải có khoa học chuẩn mực. VFF được tiền từ FIFA, phải phân phối trung tâm đào tạo có khả năng, ví dụ như SL Nghệ An, Đồng Tháp….

Với đội tuyển quốc gia và các cầu thủ nói chung, cần đặt vấn đề giáo dục tư tưởng lên trên hết. Phải hiểu mình đá bóng cho ai, vì ai, vật chất là một phần nhưng lòng yêu nước, tự hào dân tộc mới là mục đích cao cả. Nếu không làm được điều này, chúng ta không nhất thiết phải phát triển bóng đá bằng mọi giá, chỉ làm mất niềm tin và khát vọng của nhân dân.

Lãnh đạo VFF mới cần sự công tâm, có đạo đức và không chỉ vì quyền lợi cá nhân, là người có khả năng tập hợp được nhân tài đất nước, toàn tâm toàn ý, dám quyết định khi thấy mình làm đúng và chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và Bộ VH, TT &DL. Và nếu trong quá trình làm việc nếu không hoàn thành nhiệm vụ, nên từ chức ngay.

Tháng 3/2018, đại hội VFF khóa VIII sẽ tiến hành, vậy theo ông Đại hội lần này cần có bước ngoặt nào. Ông có thể giới thiệu cho Đại hội những gương mặt nào, có thể điều hành và đưa bóng đá Việt Nam phát triển?

Chúng ta cần tìm người có trình độ trong ngày thể thao, có uy tín, kinh nghiệm quản lý và tâm huyết với bóng đá Việt Nam. Với kinh nghiệm lãnh đạo lâu năm, tôi nghĩ ông Huỳnh Vĩnh Ái cũng là nhân vật đáng được nhắc đến. Ngoài ra, các ông Lê Quý Phượng, Cấn Văn Nghĩa và Phạm Văn Tuấn cũng là những ứng cử viên sáng giá.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Theo Thùy Anh/Dân Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm