Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 21/07/2012 - 07:04
(Thanh tra)- Một công trình văn hóa xây dựng hết 45 triệu đồng, sử dụng được 7 năm thì bỏ hoang. Một công trình khác được nhà tài trợ xây theo kiểu “mang con bỏ chợ”, để rồi bây giờ cũng nằm lạc lõng giữa trung tâm làng... Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều nhà rông văn hóa bị sử dụng lãng phí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
"Chết yểu" do thờ ơ
Nhà rông văn hóa xã Glar, huyện Đắk Đoa được xây dựng kiên cố bằng gỗ vào năm 2001, với kinh phí 45 triệu đồng, ngay giữa khuôn viên của UBND xã Glar. Đưa vào sử dụng một thời gian, đến nay, nhà rông văn hóa xã Glar bị bỏ hoang đã hơn 4 năm.
Do không được đầu tư sửa chữa, quét dọn, đến nay, nhiều hạng mục của công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Bề ngoài, hình hài nhà rông vẫn còn nguyên vẹn, nhưng các trụ nhà bằng gỗ hầu hết đã mục nát. Sàn nhà, cầu thang lung lay, chờ chực thời cơ... để sập. Bên trong bị biến thành nhà kho chứa đầy rác, đồ đạc trông rất phản cảm.
Ông Sing, Phó Chủ tịch UBND xã Glar cho hay: “Nhà rông này xây dựng hơn chục năm nên đã quá cũ nát, hiện xã chưa có kinh phí để tiếp tục sửa sang, nâng cấp nên đành bỏ hoang nhiều năm qua”. Trong khi đó, ông Khelly Khiêm, Trưởng ban Văn hóa xã Glar thì khẳng định: “Chúng tôi vẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho bà con từ khi xây dựng tới bây giờ. Chẳng qua là do bữa nay bà con không dám lên nhà rông thôi chứ vẫn còn hoạt động được…”. Một công trình văn hóa nằm ngay trong khuôn viên của UBND xã, vậy mà thực hư hoạt động ra sao thì “ông nói gà, bà nói vịt”.
Tương tự, ngay trong khuôn viên UBND xã Glar, 2 căn phòng được gắn bảng “Trung tâm học tập cộng đồng” cũng được trưng dụng làm nhà kho, lúc nào cũng "cửa đóng, then cài".
Người dân thắc mắc không hiểu cơ quan chức năng nghĩ gì vì 2 công trình trên nằm ngay giữa khuôn viên của UBND xã Glar và ngày ngày đối diện với biết bao ánh mắt của người dân, cán bộ… qua lại.
Thiếu bản sắc, dân không ưng
Sự “quan tâm” thái quá cũng khiến nhiều ngôi nhà rông ở Gia Lai… “chết yểu”. Đơn cử là công trình nhà rông văn hóa làng Brel, xã Biển Hồ, TP Pleiku được xây dựng gần chục năm nay, bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Cổ phần Thương mại Ngoại thương - Chi nhánh Gia Lai (Vietcombank Gia Lai).
Nhà rông văn hóa làng Brel được xây dựng khá kiên cố bằng bê tông và xi măng, tọa lạc ở khoảng sân rộng rãi nằm giữa trung tâm làng. Thế nhưng, đến nay, do nhiều năm không sử dụng, bắt đầu xuống cấp, nhếch nhác, cửa được móc hờ bằng sợi dây thép gai, bên trong bị ứ đọng nước, bốc mùi hôi hám.
Lý giải cho sự “chết yểu” này, ông Lê Văn Hiếu, Trưởng ban Văn hóa xã Biển Hồ cho biết: “Khi xây dựng công trình, nhà tài trợ có xin phép UBND xã và được sự hưởng ứng nhiệt tình của dân làng. Nhưng tất cả từ vốn đầu tư, đến việc thiết kế công trình đều do nhà tài trợ quyết định. Khi xây xong, nhà rông thấp bé, không có hoa văn và không thấy có bản sắc của người Jrai, nên bà con không ưng bụng, không vào sinh hoạt”.
Ở vùng Bắc Tây Nguyên, trước khi xây dựng một ngôi nhà rông (trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc thiểu số bản địa), điều nhiều người quan tâm nhất không phải là chiều cao hay số lượng cột mà là chiều dài. Từ đó sẽ suy ra toàn bộ kích thức của ngôi nhà rông… Nhà rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu được lấy từ núi rừng như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn, làng… Cũng vì sự cầu kỳ đó mà trong nỗ lực bảo tồn, phát triển nhà sinh hoạt cộng đồng ở tỉnh Gia Lai, nhiều ngôi nhà rông sau khi xây xong, không được bà con đồng thuận, nên nhanh chóng bị hư hỏng, xuống cấp.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn