Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kế thừa - Ổn định - Phát triển

Thứ bảy, 17/11/2012 - 17:38

(Thanh tra) - Đó là chủ đề của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 - 24/11/2012.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc buổi họp báo. Ảnh: Giác Ngộ

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho biết: Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII GHPGVN sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của hơn 1.100 đại biểu, gồm Chư tôn Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức thành viên Hội đồng Trị sự GHPGVN; đại biểu các Ban - Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo; đại biểu Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Đây là những Tăng, Ni, Phật tử tiêu biểu được Đại hội các cấp Giáo hội suy cử dự Đại hội. Khách mời của Giáo hội gồm đại biểu khách quý đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tổ chức tôn giáo bạn; các Đại sứ quán và đoàn ngoại giao tại Hà Nội; chức sắc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Srilanka, Nhật Bản.  Các nhà báo đặt câu hỏi liên quan đến Đại hội VII GHPGVN. Ảnh: Giác Ngộ


Đại hội VII GHPGVN thực hiện các nhiệm vụ:  Tổng kết công tác Phật sự của GHPGVN nhiệm kỳ VI (2007 - 2012); hoạch định chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ V; suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự và một số Phật sự quan trọng khác.

Thực hiện tu chỉnh Hiến chương GHPGVN phù hợp với giai đoạn phát triển mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành Phật sự của Giáo hội để thực hiện thành công phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - chủ nghĩa xã hội. Kiện toàn hệ thống tổ chức Giáo hội từ cấp Trung ương đến các cơ sở địa phương để công tác Phật sự được kịp thời nhằm đưa ánh sáng giáo lý Phật pháp vào trong đời sống xã hội phục vụ nhân sinh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo.

Công tác Phật sự của GHPGVN nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) đã giành được nhiều kết quả tốt. Giáo hội có khoảng 46.500 Tăng, Ni và hàng chục triệu tín đồ Phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước.

Cả nước có khoảng 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, trong đó gồm: 12.245 tự viện thuộc Hệ phái Phật giáo Bắc Tông; 454 cơ sở tự viện thuộc Phật giáo Nam Tông Khmer; 73 cơ sở tự viện thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh; 541 tịnh xá thuộc Hệ phái Phật giáo Khất Sỹ; 467 tịnh thất và 998 niệm Phật đường.

Trong nhiệm kỳ VI, công tác trùng tu, xây dựng chùa đạt được nhiều thành tựu. Hàng trăm cơ sở tự viện được trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng khôi phục các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của đất nước góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc. Đặc biệt là sự kiện mộc bản chủa Vĩnh Nghiêm được thế giới công nhận là Di sản Ký ức của nhân loại, chùa Một Cột đạt kỷ lục châu Á về kiến trúc đặc biệt.

Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), GHPGVN tập trung xây dựng, phát triển Giáo hội bằng nguyên tắc phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp vì Đạo pháp Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Trong đó, quan tâm tới vấn đề hoằng dương chính pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội an vui, hạnh phúc, phù hợp  với đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc.

Cụ thể : Tăng cường công tác hoạt động từ thiện xã hội, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, nạn nhân nhiễm chất độc da cam, người già neo đơn. Bên cạnh đó, làm tốt công tác Việt hóa các nghi lễ Phật giáo, biên soạn nghi lễ thống nhất cho ngày lễ lớn của Phật giáo… Phát triển Phật giáo đến vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… Làm tốt công tác truyền thông trên các tờ báo viết, báo mạng, kênh truyền hình An Viên… tuyên truyền về hoằng pháp, văn hóa, đạo đức Phật giáo cho Tăng, Ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước. Làm tốt công tác giáo dục đào tạo Tăng, Ni trẻ có đạo hạnh, năng lực trình độ, vững vàng trong quan điểm, thâm hiểu giáo pháp, có kiến thức chuyên sâu và chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội. Tiếp tục phát huy vai trò, khả năng đoàn kết của Phật giáo quốc tế, Phật giáo các nước trong khu vực, góp phần xây dựng hòa bình, ổn định nếp sống hiền thiện ở mọi nơi.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm