Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng trăm người dân đội bánh chưng cung tiến vua Mai Hắc Đế

Hải Yến

Thứ năm, 02/02/2023 - 22:27

(Thanh tra) - Nhiều năm nay, cứ đến ngày 12, 13 tháng Giêng Âm lịch, chính quyền địa phương và đông đảo nhân dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế. Trong đó phong trào làm bánh chưng dâng vua được tổ chức thường niên, trở thành nét đẹp văn hoá tâm linh của địa phương.

Người dân đội lễ tiến vua Mai Hắc Đế. Ảnh: Hải Yến

Năm nay, lễ giỗ được tổ chức với quy mô lớn, hơn 1.822 chiếc bánh chưng của người dân 7 thôn cung tiến lên bàn thờ vua Mai Hắc Đế nhân lễ giỗ 1.300 năm ngày mất của ông.

Người dân các thôn đội lễ đưa đến nhà thờ vua Mai Hắc Đế tại thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà. Ảnh: Hải Yến

Để có những chiếc bánh chưng đẹp mắt, thơm ngon cung tiến vua Mai Hắc Đế, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng, mỗi thôn sẽ tập hợp những người khéo tay nhất để gói bánh chưng. Tất cả số bánh chưng đều được người dân chuẩn bị kỹ càng từ khâu nguyên liệu lá dong, nếp, đậu xanh, thịt lợn… để bánh vừa thơm ngon, vuông vức vừa nén chặt tay. Sau đó, số bánh chưng này sẽ được nấu tại nhà văn hóa mỗi thôn vào tối 11 tháng Giêng. Nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động gói bánh đều do sự đóng góp, công đức hảo tâm của chính quyền, người dân và con em địa phương xã Mai Phụ.

Người dân thôn Hợp Tiến tập trung gói bánh để dâng vua Mai Hắc Đế

Ông Lê Đình Thanh, người dân thôn Hợp Tiến, xã Mai Phụ cho biết: Năm nào gia đình tôi cùng người dân trong thôn cũng mong chờ tới ngày cả thôn tập trung gói bánh để dâng lễ trong ngày giỗ của vua Mai Hắc Đế thể hiện lòng thành kính, biết ơn và mong muốn một năm đất trời yên ổn, quốc thái dân an.

1.822 chiếc bánh chưng là tấm lòng của 6 ngàn người dân 7 thôn bày biện một cách đẹp mắt dâng vua. Ảnh: PV

Lễ giỗ sẽ do UBND xã Mai Phụ và Ban Lễ nghi đền vua Mai Hắc Đế phối hợp tổ chức với đầy đủ các ban lễ nghi, chủ tế, bồi tế được xã duy trì từ nhiều năm nay.

Ban tổ chức sẽ phân chia khu vực dâng lễ cho từng thôn. Theo đó, mỗi thôn sẽ cắt cử người bày biện mâm bánh sao cho đẹp mắt. Mỗi chiếc bánh được dán nhãn ghi rõ năm và đơn vị tiến giỗ. Ảnh: Hải Yến Người dân thực hiện nghi thức cung tiến gần 2 ngàn chiếc bánh chưng lên vua Mai Hắc Đế. Bình quân mỗi thôn dâng lễ khoảng 280 chiếc bánh và lễ vật. Ảnh: Hải Yến

Ban tổ chức sẽ phân chia khu vực dâng lễ cho từng thôn. Theo đó, mỗi thôn sẽ cắt cử người bày biện mâm bánh sao cho đẹp mắt. Mỗi chiếc bánh được dán nhãn ghi rõ năm và đơn vị tiến giỗ. Ảnh: Hải Yến Người dân thực hiện nghi thức cung tiến gần 2 ngàn chiếc bánh chưng lên vua Mai Hắc Đế. Bình quân mỗi thôn dâng lễ khoảng 280 chiếc bánh và lễ vật. Ảnh: Hải Yến

Ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho biết: Phong tục gói bánh chưng dịp lễ giỗ vua Mai Hắc Đế là một nét đẹp văn hóa của người dân xã Mai Phụ, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ vị vua, góp phần lưu giữ tín ngưỡng thờ cúng để tưởng nhớ công ơn các vị vua, anh hùng dân tộc.

Ngoài bánh chưng, lễ vật dâng vua còn có hoa quả, xôi gà... Ảnh: Hải Yến  Người dân thôn Sơn Phú đội lễ về nhà thờ vua Mai Hắc Đế. Ảnh: Hải Yến

Ngoài bánh chưng, lễ vật dâng vua còn có hoa quả, xôi gà... Ảnh: Hải Yến  Người dân thôn Sơn Phú đội lễ về nhà thờ vua Mai Hắc Đế. Ảnh: Hải Yến

Vua Mai Hắc Đế (670 -723), tên húy là Mai Thúc Loan, quê gốc ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Sinh thời Mai Thúc Loan là một hào kiệt, thông minh, tài trí và dũng cảm hơn người. Sinh ra trong thời loạn lạc, không cam chịu ách đô hộ của xâm lược phương Bắc, ông đã chiêu mộ anh tài và quân 32 châu, liên kết với các nước chống nhà Đường.

Sau khi đất nước được giải phóng, vua Mai Hắc Đế liền ban lệnh xoá bỏ những thứ thuế do chính quyền đô hộ áp đặt từ bấy lâu.

Thuận theo lòng quân dân, tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan xưng Đế và chọn thành Vạn An (Nam Đàn, Nghệ An) làm Quốc đô.

Dưới sự trị vì của Mai Hắc Đế, nước ta đã giành được độc lập, tự chủ trong gần 10 năm (713 - 722). Tưởng nhớ công ơn của vua Mai Hắc Đế đối với quê hương đất nước, nhân dân làng Mai Lâm, xã Mai Phụ - quê hương của ông đã lập đền thờ ông ngay tại quê nhà.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm