Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Quản lý lễ hội 2016 đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục

Thứ tư, 13/01/2016 - 09:57

Mùa lễ hội năm 2016, thành phố Hà Nội tăng cường công tác quản lý, đảm bảo các lễ hội diễn ra văn minh, đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Lực lượng thanh tra giao thông tuần tra trên suối Yến vào chùa Hương. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN)

Thành phố sẽ quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các địa phương đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã là người trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề xảy ra tại các lễ hội trên địa bàn; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra các lễ hội lớn vào trước, trong và sau mùa lễ hội nhằm chấn chỉnh các hoạt động chưa phù hợp. 

Hiện tại, các địa phương có lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị cho ngày khai hội.

Đối với lễ hội chùa Hương, Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp tục các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách.

Lực lượng công an sẽ kiểm tra trên các tuyến đường vào Khu di tích - danh thắng Hương Sơn, xử lý các trường hợp chèo kéo du khách hoặc gây mất an ninh trật tự.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, xuồng đò gắn động cơ không có giấy phép sẽ không được chở khách trên các tuyến đường trong khu vực lễ hội.

Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục cho miễn phí vé thắng cảnh trong ba ngày đầu năm mới, tăng cường thêm 3.000 phao cứu sinh cho các thuyền đò, sớm đưa tuyến buýt có trợ giá Yên Nghĩa-Tế Tiêu vào hoạt động. 

Từ cuối tháng 12/2015, huyện Sóc Sơn đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội Gióng 2016 và đặt mục tiêu không để xảy ra bạo lực như năm 2015.

Huyện sẽ huy động khoảng 200 thanh niên tình nguyện tham gia đảm bảo công tác an ninh, trật tự, đặc biệt là hai đoàn rước hoa tre và trầu cau trong ngày chính hội.

Lực lượng bảo vệ đám rước, hai đoàn tham gia rước hoa tre và trầu cau được quán triệt không sử dụng bạo lực để ngăn cản việc cướp lộc. Ban Tổ chức sẽ đề nghị lực lượng công an tạo vòng vây bảo vệ đoàn rước. 

Bên cạnh đó, các lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa), lễ hội đền Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)… được các địa phương chuẩn bị ráo riết cho mùa hội.

Trong những năm qua, ngoài những cố gắng trong tổ chức lễ hội của các địa phương, cũng đặt ra vấn về không nhỏ trong công tác quản lý.

Tại một số lễ hội, các dịch vụ hàng quán bày bán trong di tích gây mất mỹ quan, ách tắc giao thông; công tác vệ sinh môi trường chưa thực sự đảm bảo, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức; hiện tượng cờ bạc dưới hình thức vui chơi có thưởng còn diễn ra ở một số lễ hội làng; hiện tượng tranh giành khách, đi xe máy chặn ôtô đón khách, đổi tiền lẻ, tự nâng giá dịch vụ trông giữ xe vẫn còn diễn ra…

Theo ĐINH THỊ THUẬN/TTXVN/VIETNAM+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm