Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dân tộc Mày & Đạo chia nước

Chủ nhật, 25/11/2012 - 15:11

(Thanh tra) - Đối với bất cứ dân tộc nào, nguồn nước đều có vai trò quan trọng và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Nguồn nước không chỉ tượng trưng cho sự sống mà còn là điều may mắn, tròn đầy…

Lễ chia nước là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để cùng bảo tồn và duy trì cuộc sống

Ngay từ thời xa xưa, người Mày đã cư trú trên các vùng đất cao nhất của các ngọn đồi, nên họ ý thức rất rõ thứ tài nguyên kỳ diệu này đối với cuộc sống, không chỉ của họ mà còn với những tộc người anh em ở phía dưới nguồn. Người Mày rất quý nước, nhất là nước đầu nguồn. Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người Mày vẫn ngày đêm bảo vệ nguồn nước. Để rồi, những ngày cùng nhau bên bếp lửa, già làng truyền lại cho những chiến binh tương lai cách tổ tiên bảo về nguồn nước. “Khi đánh đuổi những bộ tộc xâm lấn, các nguồn nước bị làm phép cho cạn kiệt, trời cũng chẳng cho mưa về. Còn lại cái giếng nước vuông và cái giếng nước tròn của Ku Téc (thần đất), nơi đó cũng là nơi lãnh vực biên ải của người Mày. Vì vậy, người Mày cố công bảo vệ. Bao lần kẻ thua cuộc dã tâm bỏ thuốc độc nhưng không thể tiếp cận cái giếng nước của thần Ku Téc bởi sự thiện chiến của chiến binh Mày. Bảo vệ được nguồn nước, người Mày cầu thần Ku Lôông cho được trời mưa, giải khỏi lời nguyền xấu, nước ở trời men theo tường vách dựng đứng của hệ núi Giăng Màn tưới mát cho tất cả anh em Mày, Sách, Khùa, Rục… và cả người Kinh dưới xuôi của dòng sông Gianh…” Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người Mày vẫn ngày đêm bảo vệ nguồn nướcNgười Mày quan niệm: “Nước không dành riêng cho người Mày mà  dành cho những anh em khác, chiếm nguồn nước là điều không thể ác hơn. Hơn nữa, người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để sống bền với rừng thì thua con thú, con chim, chúng sống còn có bầy, có đàn”. Chính vì thế, nguồn nước luôn được chia sẻ. Vào đầu năm, người Mày tiến hành đạo chia nước truyền thống. Lễ thông thường là chia nước ngọt hứng từ mái nhà sàn, hoặc lấy ở nguồn nước suối. Chia nước chính mà món quà đầu năm mà người dân nhận được từ các vị thần và cầu mong có được một năm mới tốt tươi.Lễ chia nước cho các gia đình trong bản đều do người có trọng vọng (già làng, trưởng bản) chia, mỗi nhà chừng một lít nước. Đó là cách họ muốn ẩn ý sự chia sẻ tài nguyên tự nhiên để cùng bảo tồn và duy trì cuộc sống. Nhờ nước, người Mày luôn nhớ đến nhau và nhớ đến những người anh em láng giềng khác. Cùng với lãnh nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, đạo chia nước của người Mày khiến các tộc anh em phải ngưỡng mộ. Vì nước như một vị thần đi ra từ ý thức của họ, không có nước sẽ không có sự sống, không có sự tồn tại. Đạo chia nước của người mày không chỉ thể hiện được tính cộng đồng, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau mà đó còn là một nét văn hóa độc đáo, một phong tục đẹp, một nếp sống nhân văn cần được phát huy và giữ gìn. Cộng đồng Người Chứt, (hay Rục, Arem, Sách, Mày, Mã Liềng) có khoảng 6.022 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Quảng Bình (84,6%), Đắc Lăk, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, ngữ hệ Nam Á. Ngoài Tết cổ truyền, đồng bào ở đây còn thêm 2 cái Tết riêng là Tết Lấp lỗ và Tết Cham Cha bới. Tết Lấp lỗ diễn ra sau khi gieo xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ. Bà con quây quần bên bếp lửa gia đình đón mừng tết đến, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi và bội thu. Các nghi lễ nông nghiệp thường được thực hiện như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kho tàng văn nghệ dân gian của người Chứt khá phong phú, người Chứt có rất nhiều làn điệu dân ca như Kà-tưm, Kà-lềnh, cùng với vốn truyện cổ dồi dào gồm nhiều đề tài khác nhau được truyền khẩu qua nhiều thế hệ người Chứt được nhiều người ưa thích. Trong những ngày cúng lúa mới người Chứt cùng quây quần và hát những bài hát bằng tiếng dân tộc trong tiếng đàn Chơ-ra-bon, loại nhạc cụ duy nhất người Chứt còn lưu giữ được qua các biến động lịch sử. Chiếc đàn gồm một ống nứa và một sợi dây cước, dùng một thanh nứa mỏng, dẹt được kéo qua kéo lại như đàn violon. Chiếc đàn tuy đơn sơ nhưng phát ra những âm thanh rất du dương. Người Chứt sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. Ngày nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi Ngoài trồng trọt, người Chứt cũng biết chăn nuôi trâu, bò phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Ðan lát chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao đổi do người Chứt không trồng bông dệt vải hay làm đồ kim loại.     Anh Quỳnh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm