Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/02/2012 - 22:00
(Thanh tra)- Tôi từng đọc không dưới 50 tiểu thuyết của các tác giả trong và ngoài nước. Có những tác phẩm đồ sộ hàng chục ngàn trang, cũng có những tác phẩm chỉ vẻn vẹn vài trăm trang. Thành công của một tác phẩm văn học không phụ thuộc vào quy mô mà nằm ở tính hiệu ứng. Một ruộng lúa chín vàng trĩu bông bao giờ cũng hữu dụng hơn cả cánh đồng hoang hóa.
Khi đọc tiểu thuyết “Bi kịch mái trường” của Nguyễn Hữu Đàn, tôi hơi bất ngờ vì một lối viết bình thản mang phong cách rất lạ, nó giống như người đan sàng. Tất cả mọi “ái, ố, hỷ, nộ” ken dày nhau làm người đọc nhạy cảm, liên tục thay đổi cảm giác. Đọc mê và mệt.
Mái trường hiện hữu trong tác phẩm chỉ là bối cảnh. Tầm vóc của tác phẩm là lời tiên tri về lịch sử, nó ứng nghiệm đến bây giờ. Dẫu hai thập kỷ đã qua, tác phẩm như lời nguyền ấy chưa có câu thần chú để hóa giải. Nỗi ẩn ức của những linh hồn và những tâm hồn chưa về miền thanh thản.
Nhân vật Phụng Quốc như phép lũy thừa được lịch sử khai căn. Còn Trung Cao phiêu dạt phương nào? Mái trường nơi ngập ngụa bùn lầy ven xóm nhỏ ấy không đơn thuần là ngôi trường, mà đó là một xã hội thu nhỏ, trường đời và trường người. Trong đó, lịch sử đi bằng đôi chân tha hóa qua những kiếp người. Bi kịch đã đẩy thành thảm kịch. Tác phẩm là một tuyên ngôn tư tưởng đã được ngụy trang trong vỏ bi hài. Nếu không… đã theo Nghiêm Linh ra nghĩa trang lâu rồi.
Sau chiến tranh, mọi giá trị đều bị đảo lộn. Cái thời con người yêu thương, hy sinh, đùm bọc lẫn nhau đến độ hồn nhiên. Thứ tinh hoa thuần khiết ấy đã như không còn nữa. Có chăng, còn sót lại trong ký ức của những người thời đó mà thôi. Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Đàn như một bảo tàng ký ức. Những ký ức buồn đau, khổ hạnh, đói khát và bất công. May thay, sự đối trọng nằm trong vũng tình yêu. Ở đó hàm chứa những vấn đề nhân văn và thẫm mỹ. Dẫu sự đối trọng đó chênh vênh, tựa hồ như người đàn bà gánh con đi sơ tán thời chống Mỹ. Hình bóng đó làm cho lòng ta thao thức với tình yêu và nỗi buồn cố hữu.
Tình yêu trong “Bi kịch mái trường” làm tôi day dứt. Tôi đã đi theo Trung Cao, Ngân Xuyên và Hà suốt cả cuộc hành trình, kỳ vọng một điều gì đó lớn lao hơn để xóa bỏ cảm giác khổ đau trằn trọc, khắc khoải. Nhưng, tác giả đã quá khắt khe đi theo chân lý rạch ròi, yêu nhau hay thèm nhau. Thèm nhau nghiêng về thú tính, còn yêu nhau mới là con người.
Nhân vật Phụng Quốc đại diện cho lớp người chưa tiến hóa, tàn bạo, vô lương tâm. Còn Trung Cao như một kẻ ngu tình làm cho người ta vừa thương, vừa giận. Chẳng thể trách cứ Trung Cao bởi sự hoài nghi và ghen tuông là âm bản, còn sự cao thượng sao cho vừa trong lãnh địa tình yêu? Hà tội nghiệp, lẽo đẽo đi bên cuộc tình với tâm hồn trong trắng và nước mắt tinh khôi. Cuối cùng “sự câm lặng đã toàn thắng”. Lời tác giả kết thúc đi về bản ngã. Tình yêu câm không biết nói, nó chỉ là sự thốt ra khi ân ái đang về.
Vượt lên trên tác phẩm là nỗi buồn nhân thế. Tình yêu còn tồn tại hay đã qua đời? Vốn tâm hồn của lớp trẻ còn lại bao nhiêu trong trẻo khi áp lực xã hội, áp lực đồng tiền đè lên? Chỉ biết rằng, tiểu thuyết “Bi kịch mái trường” là một bộ phim được chiếu bằng ngôn ngữ và chỉ dành cho những người còn biết yêu thương, trân trọng con người!
Phan Tùng Lưu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà