Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật xòe

Thứ ba, 13/10/2015 - 10:49

(Thanh tra)- Sau một năm triển khai thực hiện Đề án "Sưu tầm và phổ cập một số điệu xòe mang bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La", đến nay, "xòe Sơn La" đã thực sự thấm sâu vào cuộc sống, trở thành "món ăn" tinh thần, "sân chơi" giải trí bổ ích của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Điệu xòe "Khắm khen", một trong những điệu xòe cổ của dân tộc Thái Sơn La. Ảnh: Hồng Bài

Sơn La có 12 dân tộc, trong đó người Thái là dân tộc đông nhất, chiếm 54% dân số toàn tỉnh. Người Thái có đời sống văn hóa rất đặc sắc và rất yêu thích văn nghệ, đặc biệt là Khắp và Xòe. Điệu múa xòe, múa sạp là "đặc sản" của đồng bào Thái vùng Tây Bắc được cả nước biết đến.

Đồng bào dân tộc Thái nói chung, dân tộc Thái Sơn La nói riêng, coi xòe là món ăn tinh thần, là nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, có tính cộng đồng. Xòe còn là sợi dây gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc và là cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới. thực tiễn cho thấy, đồng bào vùng Tây Bắc đều biết múa xòe và yêu thích nghệ thuật xòe. Phải khẳng định, xòe là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Thái. Xòe đã được phổ cập, tiếp thu có sức sống bền vững trong cộng đồng dân cư vùng Tây Bắc, đặc biệt là đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.

Mục tiêu của Đề án là: Bảo tồn, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa các dân tộc trong tỉnh; nghiên cứu, lựa chọn một số điệu xòe và nhạc xòe tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La để phổ cập đến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng và giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập. 

Ngay sau khi Đề án được phê duyệt, Trung tâm Văn hóa tỉnh Sơn La đã tổ chức triển khai thực hiện, thành lập đoàn gồm một số nhạc sỹ, biên đạo, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa tiến hành khảo sát, sưu tầm các bản nhạc xòe, điệu xòe truyền thống, từ đó biên đạo, chỉnh lý một số điệu xòe mang bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La. Đoàn đã nghiên cứu, đề xuất 5 nhạc xòe và điệu xòe tiêu biểu.

Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La đã mở trại "Sáng tác, sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao một số điệu xòe mang bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La" gồm 25 trại viên. Các trại viên đã đi thực tế tại 8 bản, thuộc 8 xã của 3 huyện, như: Bản Áng, xã Đông Sang; bản Nà Bó, xã Mường Sang (Mộc Châu); bản Giang (Quỳnh Nhai); bản Tủm, xã Chiềng Khơi, bản Nà Và, xã Viếng Lán (Yên Châu)... qua đó đã sưu tầm, nghiên cứu được 38 điệu, kiểu, động tác xòe truyền thống dân tộc Thái và các dụng cụ sử dụng phục vụ múa xòe. 

Các trại viên đã đề xuất lựa chọn một số động tác cơ bản cuốn hút, dễ thực hiện để biên soạn, biên tập phổ biến rộng rãi; tiếp tục phát huy các nhạc cụ truyền thống, như trống, chiêng, chũm chọe làm nhạc phục vụ xòe; lựa chọn những giai điệu, âm thanh, tiết tấu rộn ràng, phong phú về âm hình tạo cảm hứng, cuốn hút người tham gia xoè làm nền tảng để hòa thanh phối khí nhạc xòe vòng cộng đồng. 

Theo Đề án, trong quý IV/2015, Sơn La sẽ tiến hành tổ chức luyện tập và báo cáo tác phẩm, thành lập Hội đồng tuyển chọn để lựa chọn các bản nhạc xòe, các điệu xòe tiêu biểu mang tính cộng đồng cao cho các dân tộc Sơn La. Sau khi lựa chọn được các điệu xòe tiêu biểu, Sơn La sẽ tổ chức sản xuất phát hành đĩa DVD điệu xòe Sơn La. Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố sẽ tổ chức tập huấn mẫu cho các đối tượng là diễn viên, tuyên truyền viên, thanh thiếu niên tiêu biểu nòng cốt các dân tộc thuộc 12 huyện, thành phố; lực lượng vũ trang, trường học. 

Việc xây dựng Đề án "Sưu tầm và phổ cập một số điệu xòe mang bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La" là việc làm vô cùng cần thiết, nhằm giữ gìn, phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc phát triển đúng hướng, toàn diện và bền vững, đưa nghệ thuật xòe tiếp tục thấm sâu vào cuộc sống cộng đồng, đáp ứng nhu cầu, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) của Đảng. 

Sau một năm triển khai Đề án, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật xòe trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Phong trào văn nghệ quần chúng diễn ra sôi nổi, rộng rãi cả số lượng và chất lượng. 

Hiện nay Sơn La có trên 3.000 đội văn nghệ thuộc các bản, trong đó các đội văn nghệ ở các bản dân tộc Thái được coi là hạt nhân để duy trì và phát triển nghệ thuật xòe. Nhiều điệu xòe được các đội văn nghệ đưa đi tham gia liên hoan, hội thi, hội diễn cấp quốc gia, đạt giải cao và đã được lưu diễn nhiều nơi trong nước và quốc tế. Nghệ thuật xòe còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội  các địa phương trong tỉnh thông qua các dịch vụ du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch, tham quan. 

Đề án "Sưu tầm và phổ cập một số điệu xòe mang bản sắc văn hóa các dân tộc Sơn La" sẽ là động lực, đòn bẩy quan trọng để xòe Thái Sơn La phát triển toàn diện, ăn sâu vào đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đồng thời, góp phần quảng bá vẻ đẹp con người, nét văn hóa phong phú độc đáo của các dân tộc Sơn La với bạn bè trong nước và quốc tế.                                                          

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm