Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Ăn Tết lại" ở Mai Đình

Thứ tư, 19/02/2014 - 08:12

(Thanh tra) - Dù đã được nghe nhiều về tục "ăn Tết lại" ở Mai Đình, Sóc Sơn nhưng với chị Mai Oanh lần đầu tiên về quê chồng ăn Tết lại là một sự trải nghiệm bất ngờ, thú vị. Nhiều người gọi nó là hủ tục, nhưng với cá nhân chị Oanh, nếu nhà nhà ăn Tết lại bằng đúng khả năng tài chính của họ thì nét văn hoá đẹp này cũng nên duy trì.

Trẻ con Mai Đình được hưởng thêm một cái Tết. Ảnh: T.A

Cụ Nguyễn Diên - một trong những "già làng" ở Mai Đình, Sóc Sơn nhớ lại, những người già cả nhất trong làng cũng không còn nhớ rõ tục ăn Tết lại ở Mai Đình có từ bao giờ, chỉ nghe rằng, tương truyền vua Quang Trung ra Bắc dẹp giặc Thanh, để củng cố lực lượng chống nghĩa quân Tây Sơn, quân giặc ra sức hoành hành, cướp bóc của nhân dân, cũng vì vậy, nhiều làng xã ở ngoại thành phải chạy giặc. Tới khi cuộc chiến kết thúc, đất nước bình yên, người dân mới trở về quê hương. Lúc đó Tết đã qua, nên dân làng tổ chức giã giò, gói bánh chưng, mở hội ăn Tết lại. Vì là Tết mừng chiến thắng và thoát chết trở về nên Tết lại còn lớn hơn Tết chính.


Từ tích này, nhiều nơi, nhiều nhà ở Mai Đình gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng Giêng, có khi tới tận cuối tháng Giêng. Từ đó, tục lệ này gọi là tục “ăn Tết lại".

Trứng cút là một trong những món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết lại ở Mai Đình. Ảnh: T.A

Nồi nước dùng luộc gà được các bà, các mẹ chuẩn bị từ tối hôm trước khi ăn Tết lại. Ảnh: T.A

Sau đó là món thịt gà, món chính của mâm cỗ. Ảnh: T.A

Rượu cũng không thể thiếu trong những cuộc vui như Tết lại ở đây. Ảnh: T.A

Món lợn mán nướng được cho là sẽ đem lại man mắn khi được ăn vào đầu năm mới. Ảnh: T.AChúng tôi đến Mai Đình vào ngày chủ nhật cuối tuần cũng là ngày Rằm tháng Giêng. Là khách của con bà Trần Thị Thanh, chúng tôi đếnkhá sớm và đông với mong muốn có thể giúp đỡ thêm vào việc chuẩn bị cỗTết, thế nhưng không có cơ hội vì bà Thanh và những người phụ nữ khác đã dậyrất sớm để làm cỗ đón khách.Tậnmắt chứng kiến cảnh người dân ở đây chuẩn bị cỗ Tết mới thấy Tết lại ở đây thậmchí còn được "làm to" hơn Tếtchính. Người già, trẻ, gái, trai mỗi người một việc để nấucanh măng, chặt gà, nướng chả lợn mán..."Khoảng9 giờ sáng, mỗi mâm cỗ đã có đủ món: Gà luộc, lợn mán nướng, cá chiên giòn,trứng cút luộc, khoai tây chiên, xúc xích chiên, bánh chưng, cơm, canh măng,canh su hào, hành muối, khế ngọt, hoa quả tráng miệng, rượu, bia, nước ngọt. Vớimỗi nhà dù khá giả hay không thì cơ bản cũng có đầy đủ những món ăn như thếnày. Cỗ đậm nét quê nhưng nhiều và ngon" - chị Mai Oanh, người con dâu ởMai Đình chia sẻ. Chúng tôi thắc mắc sao cỗ lại nấu sớmđến vậy thì bà Thanh giải thích: "Ở đây mọingười đi chúcTết sớm lắm". Vừa dứt lời thì đoàn nọ đã nối tiếp đoàn kia vào.Không khí vui tươi, ấm cúng như làm sống lại không khí Tết tại gia đình mà mỗingười khách chúng tôi vừa ăn Tết Nguyên đán trước đó 2 tuần.Mọi người đến chúc Tết, nói chuyện, uống trà, ăn bánhkẹo và thường dùng bữa cơm thân mật cùng với gia đình.Ngoài đường làng đông đúc ngườiqua lại, không khác gì trên các con phố trung tâm Hà Nội. Điều mà cứ mỗi dịpTết mới xuất hiện ở Mai Đình. Hai bên đường, đồ chơi trẻ em, đồ ăn được bày bán, lác đác vài nhóm người tổ chức bầu tôm cua cá..."Lần đầu tiên ăn Tết lại ở quêchồng với tôi như một trải nghiệm thật vui vẻ, thúvị, ngạc nhiên" - chị Oanh chia sẻ. Theo người làng ở Mai Đình, tục ăn Tết lại ở khu vực Sóc Sơn, Hà Nội thì khôngphải làng, xóm nào cũng tổ chức đúng ngày quy định mà mỗi nơi tổchức một ngày riêng, rải rác khắp tháng Giêng. Với Mai Đình có 14 thôn đều ănTết lại, vào các ngày từ mùng 4 đến 21 tháng Giêng. Còn ở lân cận như Bắc Sơn,các thôn ăn Tết lại vào các ngày khác nhau vào khoảng mùng 8, 10, 15 thángGiêng...

                                                                                                                                                                                                Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm