Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/10/2015 - 06:31
(Thanh tra)- Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra yêu cầu xử lý hành vi đưa hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy khi sửa đổi Bộ luật Hình sự cần hoàn thiện cấu thành tội tham nhũng như quy định lợi ích bất chính bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần…
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Việt Nam chính thức gia nhập TPP không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu lớn mà còn tạo ra những “sức ép” phải tăng cường quản trị, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và xử lý những ảnh hưởng xói mòn của việc hối lộ và tham nhũng lên nền kinh tế.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, TPP đưa ra các quy định về minh bạch và chống hối lộ dựa trên các chuẩn mực tối thiểu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), đặc biệt là các yêu cầu về hình sự hóa các hành vi tham nhũng và chú trọng đến xử lý các hành vi hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến tính công bằng, bình đẳng trong đầu tư, thương mại quốc tế. TPP yêu cầu đối với quốc gia thành viên quy định là tội phạm đối với tất cả các hành vi đưa hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước, công chức nước ngoài hoặc của tổ chức công quốc tế; hành vi nhận hối lộ của công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy Nhà nước. TPP cũng đưa yêu cầu đối với các quốc gia thành viên trong việc xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân liên quan đến các hành vi tham nhũng nói trên.
Tới đây, trong Kỳ họp 10, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Điều này rất phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng nói riêng, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
“Những yêu cầu của TPP cần được đặc biệt chú trọng trong quá trình Quốc hội xem xét, thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Các nội dung cần được xem xét và quy định tập trung vào các vấn đề: Xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân; hoàn thiện cấu thành tội phạm đối với nhóm tội tham nhũng như quy định lợi ích bất chính bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; điều chỉnh các yếu tố trong mặt khách quan cho tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng”, ông Nguyễn Tuấn Anh đề xuất.
Ngoài ra, việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng cần hướng tới xây dựng một hệ thống các biện pháp xử lý hình sự phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, răn đe đối với các hành vi tham nhũng nói chung, đặc biệt là các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và thương mại quốc tế, cũng như nhằm thúc đây công khai, minh bạch và liêm chính trong hoạt động kinh doanh.
Các bên đồng ý nỗ lực duy trì hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử của các công chức cũng như các biện pháp nhằm xác định và quản lý xung đột lợi ích, qua đó tăng cường đào tạo công chức, tránh việc xử dụng quà tặng, khuyến khích việc thông báo về các hành động hối lộ và có hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với các công chức có hành động hối lộ…
H.Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Trần Kiên
19:55 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin về một số vi phạm phổ biến trong các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, tiêu cực.
Nam Dũng
16:50 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình