Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 21/09/2022 - 22:17
(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao phân tích diễn biến và xu hướng vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng để có những giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Toàn cảnh phiên họp thứ 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo công tác năm 2022 của TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao; các báo cáo Chính phủ về phòng chống tội phạm, tham nhũng. Ảnh: P.Thắng
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký các thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo của Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao về công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng; về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022.
Làm rõ những vấn đề dư luận quan tâm trong phòng chống tham nhũng
Theo các thông báo này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, năm 2022, công tác phòng chống tội phạm của Chính phủ, ngành KSND và TAND tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn so với các năm trước.
Kết quả công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng đã đóng góp rất quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, hoạt động đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
“Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chế độ chính sách, các điều kiện đảm bảo hoạt động với các cơ quan tư pháp còn hạn chế, cơ sở vật chất và một số điều kiện bảo đảm hoạt động chưa thật sự đáp ứng yêu cầu”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao hoàn thiện báo cáo (số liệu từ ngày 01/10/2021 đến 30/9/2022) để trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây.
Trong đó, cần đánh giá sâu sắc hơn bối cảnh, đặc điểm tình hình của năm 2022, làm rõ những điểm mới so với năm 2021 và các năm gần đây đánh giá đầy đủ những kết quả đã đạt được, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Cạnh đó, phân tích diễn biến và xu hướng vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng để có những giải pháp phòng, chống hiệu quả; làm rõ những vấn đề mà dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm trong công tác tư pháp, phòng chống tham nhũng.
Nêu cụ thể bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm 2022.
Để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng các báo cáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao làm rõ việc tăng, giảm số lượng, số vụ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh so với năm 2021 và các năm trước, cả về số lượt, số người, số vụ việc, số đoàn khiếu kiện đông người.
Phân loại, làm rõ những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, những việc tồn đọng từ những năm trước, số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài; chất lượng giải quyết tố cáo lần đầu, lần tiếp theo.
Cơ quan thường trực của Quốc hội đề nghị rà soát, bổ sung toàn diện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các tồn tại, hạn chế, trong đó làm rõ những giải pháp trọng tâm, then chốt, mang tính đột phá cần thực hiện ngay, những giải pháp cơ bản, lâu dài để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
“Đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo, có giải pháp quyết liệt, hiệu quả để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, hạn chế tối đa việc phát sinh vụ việc mới gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao tiếp tục chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội giao”, thông báo nêu.
Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung, làm rõ, nêu cụ thể những bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị làm chưa tốt, chưa chấp hành nghiêm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, chậm giải quyết và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu...
Các Ủy ban của Quốc hội được giao hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra về các báo cáo của Chính phủ, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền